- Thăm thân nhân 390.229 430.994 110,4 Các mục đích khác319.502290.69791,
4. Hiện trạng năng lực cạnh tranh của du lịchViệt Nam
Khi nói đến năng lực cạnh tranh của du lịch, có nghĩa là nói đến vị thế so sánh của ngành Du lịch một quốc gia, của hệ thống doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch so với đối thủ cạnh tranh trên thị trờng du lịch khu vực và thế giới.
Việt Nam có một tiềm năng du lịch to lớn, phong phú, đa dạng về sản phẩm du lịch và có thể kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một sản phẩm. Với các lợi thế đó, thị trờng du lịch Việt Nam có một tiềm năng cạnh tranh mạnh so với các thị trờng du lịch lớn khác trong khu vực. Theo phân tích của Viện Quản lý TW, du lịch thuộc nhóm 20 sản phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trình độ phát triển du lịch Việt Nam còn thấp, vị trí của Du lịch trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam còn kém xa so với các trung tâm du lịch trong khu vực nh Singapore, Hồng Kông, Thái Lan...
ở cấp độ quốc gia, hiện nay du lịch Việt Nam đang phải cạnh tranh với một số quốc gia láng giềng để trở thành điểm đến của thiên niên kỷ mới. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Thái Lan, Malaysia, Phillipin, ngoài ra ở chừng mực nhất định có thể tính đến Trung Quốc. Trong số các quốc gia này, Việt Nam đợc đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện nhất, là điểm đến mới có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và chính trị. Đây là một yếu tố quan trọng có ảnh hởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Bên cạnh ảnh hởng của hình ảnh quốc gia, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, vấn đề đi lại, nhất là sự phát triển của ngành Hàng không, cơ sở lu trú và các dịch vụ khác cũng ảnh hởng lớn đến năng lực cạnh tranh. Nhìn chung, trong quá trình đổi mới, nớc ta đã và đang cải thiện cơ bản về nhiều mặt trong việc đơn giản hoá thủ tục
hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ nhằm nâng dần khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, so với thực tế hoạt động du lịch, thông lệ quốc tế và đòi hỏi của du khách, những tiến bộ đó mới chỉ phù hợp và đáp ứng đợc phần nào. Khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn nhiều yếu kém. Sự đa dạng và chất l- ợng sản phẩm du lịch, cách thức tổ chức sản phẩm du lịch trọn gói còn nhiều hạn chế. Giá cả sản phẩm du lịch Việt Nam (trừ giá ăn uống) đều cao hơn so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, thể hiện rõ nhất qua thực tế lệ phí visa, thuế suất VAT cho các dịch vụ du lịch và giá vé máy bay đều cao hơn so với các nớc trong khu vực... Thực trạng đó làm cho du lịch Việt Nam có ít lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đợc xác định bằng năng lực tạo ra, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trờng. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch phụ thuộc các yếu tố môi trờng bên trong của doanh nghiệp và do doanh nghiệp chi phối, nh đội ngũ lao động, năng suất, chất lợng hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể thay đổi đợc, bao gồm các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh quốc gia và các yếu tố tự nhiên. ở nớc ta, các doanh nghiệp du lịch có cùng quy mô đang có xu hớng cạnh tranh với nhau gay gắt. Các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ cạnh tranh với nhau chứ thờng không có đủ sức để đối đầu với các doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp nhà nớc và doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu t nớc ngoài. Các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp du lịch nớc ngoài để giành giật thị phần.
Giá cả và sản phẩm là cơ sở của sự cạnh tranh. Những yếu tố này đang đợc các doanh nghiệp du lịch Việt Nam vận dụng ngày một tốt hơn, thông qua cố gắng tạo ra những khác biệt trong sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm du lịch trọn gói. Tuy nhiên, tính đặc trng của sản phẩm ở từng doanh nghiệp cha rõ nét, lợi thế của mỗi
vùng, mỗi địa phơng cha đợc khai thác và phát huy triệt để. Sản phẩm du lịch Việt Nam vì thế cha thật đa dạng cả bề rộng lẫn chiều sâu. Việc đua nhau hạ giá để giành giật nguồn khách đã nói trên ít nhiều đã gây nên những tác động ngợc chiều, vừa làm thiệt hại về mặt kinh tế do thu nhập thấp, vừa làm giảm uy tín thơng hiệu từng doanh nghiệp và vô tình gây nên sự nghi ngại về chất lợng sản phẩm du lịch Việt Nam. Năm 2002, Việt Nam đạt con số 2,6 triệu khách du lịch quốc tế so với 10,1 triệu khách của Thái Lan, tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Việt Nam lần thứ 2 trở lên chỉ chiếm từ 10 – 15% so với 45% của Thái Lan. (Theo tạp chí Du lịch Việt Nam, số
3/2003). Những con số này đã đặt ra một dấu hỏi lớn đối với khả năng cạnh tranh
của du lịch Việt Nam.
Kêt luận chơng I
Những năm gần đây, du lịch nớc ta đã có sự phát triển khá nhanh. Trong vòng 10 năm, tốc độ phát triển đã tăng hơn 10 lần về lợng khách, đạt tổng thu nhập trên một tỷ USD/ năm, vơn lên hàng trung bình ở khu vực, đợc xếp vào danh sách các nớc đón trên 2 triệu khách/năm, đợc bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao vị thế của mình trên trờng quốc tế, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nớc.
Triển vọng phát triển du lịch Việt Nam đến 2010