Những xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động Du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 43 - 45)

II. Những xu thế mới của du lịch và một số dự báo về thị trờng Du lịch thế giới và khu vực Đông Nam á.

1. Những xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay

Ngày nay hoạt động du lịch trên thế giới đã trở thành một hiện tợng phổ biến, mang tính đại chúng và phát triển với nhịp độ cao. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch bộc lộ những xu hớng cơ bản sau:

Du lịch sẽ trở thành nhu cầu phổ biến và cần thiết. Cùng sự phát triển của kinh

tế, khoa học kỹ thuật, sự phát triển của đời sống vật chất và tinh thần của dân c trên thế giới cũng đợc nâng cao không ngừng. Bên cạnh đó, khi các điều kiện cơ sở hạ tầng cho du lịch ngày càng hoàn thiện thì du lịch sẽ trở thành một hiện tợng phổ biến, mang tính đại chúng. Đây là xu hớng ảnh hởng quan trọng đến du lịch và các quốc gia coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú trọng phát triển du lịch. Do du lịch

đã trở thành một hiện tợng phổ biến trên toàn cầu, và nhiều nớc coi du lịch là một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức sống của dân c nên kinh doanh du lịch đã đ- ợc xem là một ngành có hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Vì vậy, bên cạnh việc khuyến khích nhu cầu du lịch, các nớc đều coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, và có chiến lợc đa du lịch trở thành ngành công nghiệp hàng đầu hoặc đứng thứ 2, thứ 3 trong nền kinh tế quốc dân.

Xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá du lịch. ở những nớc du lịch phát triển đã và đang diễn ra quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá du lịch, cũng nh quá trình

ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học để phát triển kinh doanh lữ hành, khách sạn, vận chuyển... Đội ngũ lao động cũng không ngừng đợc đào tạo và nâng cao tay nghề nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế đợc công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá. Các tour du lịch giữa các nớc đợc gắn kết với

nhau đáp ứng nhu cầu đi du lịch nhiều nớc trong một chuyến hành trình của khách dẫn đến việc sản phẩm du lịch đợc quốc tế hoá. Những nớc đang phát triển tuy gặp khó khăn nh: xuất phát điểm kinh tế thấp kém, trình độ dân trí cha cao, ít kinh nghiệm song lại có lợi thế của ngời đi sau, rút đợc kinh nghiệm, tiếp thu đợc công nghệ mới nên khả năng rút ngắn đợc khoảng cách với các nớc đi trớc nhanh hơn và có nhiều thuận lợi hơn trong việc hội nhập với du lịch thế giới. Trong điều kiện đó, những tập đoàn kinh tế du lịch nh tập đoàn khách sạn, lữ hành... và nhiều tổ chức du lịch khu vực hay toàn cầu đã đợc hình thành và có mặt ở nhiều nớc trên thế giới nhằm giúp đỡ các nớc thành viên phát triển du lịch. Bên cạnh xu thế quốc tế hoá thì cạnh tranh quốc tế trong du lịch cũng diễn ra ngày càng gay gắt nên mỗi nớc đều cố gắng bảo vệ và giữ gìn bản sắc dân tộc, môi trờng sinh thái để thu hút du khách đến với đất nớc mình.

Xu thế hạn chế tính thời vụ trong du lịch. Hoạt động du lịch mang tính thời vụ rõ

rệt, đặc biệt là các vùng du lịch gắn liền với điều kiện tự nhiên hay lễ hội. Vào mùa vụ chính, khách du lịch thờng rất đông. Song ngợc lại, ngoài vụ chính lợng khách du lịch giảm xuống đột ngột. Xuất phát từ lý do này nên để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khu vực đó, hầu hết mọi nớc đều cố gắng phấn đấu kéo dài mùa vụ du lịch và san bớt khách du lịch sang các thời gian khác trong năm. Mỗi quốc gia đều cố gắng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với nhiều thể loại du lịch, nhất là loại hình du lịch thể thao trong mùa đông, kết hợp với tăng cờng tuyên truyền quảng cáo để hạn chế dần tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch. Tuy nhiên đây vẫn là bài toán khó, đặc biệt là tại các nớc đang phát triển.

Sự thay đổi hớng đi và thành phần cơ cấu của luồng khách du lịch. Trớc thế

chiến thứ II, khách du lịch thờng tập trung theo hai hớng đến Địa Trung Hải và đến núi Alpơ. Hiện nay, hớng vận động của khách du lịch là Bắc - Nam, Nam - Bắc, Đông - Tây, Tây - Đông. Luồng khách du lịch xuất phát từ hớng Tây sang h- ớng Đông tăng lên nhanh chóng. Một số điểm đến đang đợc a thích hiện nay là: Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, úc... Bên cạnh việc hớng đi có sự thay đổi, thành phần cơ cấu luồng khách cũng có nhiều biến chuyển. Du lịch không còn là của riêng giới quý tộc mà đã đợc xã hội hoá, du lịch đã rất quen thuộc với mọi tầng lớp dân c.

Các loại hình du lịch mới ngày càng phát triển. Ngày nay, nhu cầu hởng thụ của

con ngời ngày càng phong phú khiến cho họ càng ngày càng có nhiều ý thích hay đòi hỏi lớn hơn về những dịch vụ mà họ nhận đợc. Do đó, việc phát triển các loại hình du lịch mới để đáp ứng nhu cầu của du khách là một tất yếu khách quan. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) thông báo: “Mức độ tăng trởng du lịch của các thập kỷ tiếp theo sẽ gây ấn tợng mạnh nhng chúng ta biết rằng không phải tất cả các loại hình du lịch đều có cùng một nhịp độ phát triển”. Các sản phẩm du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái, các chuyến du lịch biển, các môn thể thao nớc, du lịch tại các địa cực, các sa mạc và trong cánh rừng nhiệt đới bao la là các sản phẩm có xu hớng phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ tới.

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động Du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 43 - 45)