Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng nước mặt khu vực có chất thải chăn nuôi tại xã eabar, huyện buôn đôn, tỉnh đắc lắc (Trang 33 - 37)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước

Tốc độ cơng nghiệp hố và đơ thị hố khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước ở Việt Nam. Mơi trường nước ở

nhiều đơ thị, khu cơng nghiệp và làng nghề ngày càng bị ơ nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Chất lượng nước ba lưu vực sơng Nhuệ - Đáy, Cầu, Đồng Nai bị suy giảm qua các năm, các thơng số ơ nhiễm đều khơng đạt QCVN 08: 2008/BTNMT. Ở lưu vực sơng Nhuệ - Đáy, mơi trường nước mặt của nhiều đoạn sơng bị ơ nhiễm tới mức đáng báo động, nhất là vào mùa khơ, giá trị các thơng số BOD5, COD, Coliform… tại các điểm đo đều vượt QCVN 08: 2008/BTNMT loại A1 nhiều lần [1].

Tình trạng ơ nhiễm nước ở các đơ thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt khơng cĩ hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sơng, hồ, kênh, mương). Mặt khác, cịn rất nhiều cơ sở sản xuất khơng xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa cĩ hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố khơng thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ơ nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ơ nhiễm trong các kênh, sơng, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Mơi trường và Cộng đồng (CECR) năm 2010, Hà Nội cĩ 120 hồ, ao, đầm, thủy vực lớn nhỏ trong sáu quận lõi Hà Nội gồm Ba Đình, Tây Hồ, Hồn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giầy và Hai Bà Trưng. Phần lớn các hồ bị ơ nhiễm chất hữu cơ: 71% hồ cĩ giá trị BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trong đĩ 14% hồ ơ nhiễm chất hữu cơ rất nặng, 25% hồ ơ nhiễm nặng và 32% cĩ dấu hiệu ơ nhiễm. nguyên nhân gây ơ nhiễm chính là do nước thải sinh hoạt và một phần nước thải từ gia đình hoặc cộng đồng tùy tiện thải xuống hồ. Ngồi ra, hiện tượng đổ phế thải xây dựng, đổ đất, lấn chiếm ao hồ… cũng làm giảm đáng kể diện tích ao hồ, nhiều hồ đang dần biến mất [49].

Khơng chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đơ thị khác như Hải Phịng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng khơng được xử lý độ ơ nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP), các thơng SS, BOD, COD, DO đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP. Tại cụm cơng nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước

bị nhiễm bẩn bởi nước thải cơng nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải cơng nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sơng Cầu; nước thải từ sản xuất giấy cĩ pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4+ là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải cĩ màu nâu, mùi khĩ chịu… [28].

Chất thải chăn nuơi đang là một vấn đề khá bức xúc cho tất cả các nơi phát triển chăn nuơi từ quy mơ nơng hộ nhỏ đến chăn nuơi cơng nghiệp trang trại lớn. Chất thải chăn nuơi làm nguy hại tới độ phì đất, cĩ thể gây ơ nhiễm đất do nhiễm các kim loại nặng, làm phì dưỡng nước, ơ nhiễm nước mặt, nước ngầm, chất thải chăn nuơi cịn phát thải vào khí quyển nhiều khí nhà kính như CO2, NH3, N2, ... Ở nước ta, đã cĩ rất nhiều nghiên cứu chứng minh cho những bất cập trong quản lý, xử lý chất thải chăn nuơi và những tác hại của chất thải chăn nuơi [26].

Theo báo cáo mơi trường Quốc Gia 2006 “Hiện trạng mơi trường nước 3 lưu vực sơng: Cầu, Nhuệ - Đáy và hệ thống sơng Đồng Nai” cho biết: Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai là những khu vực cĩ hoạt động chăn nuơi phát triển rất mạnh trong hệ thống LVS. Tổng lượng nước thải từ hoạt động chăn nuơi trên tồn LVS là khoảng 147.300 m3/ngàỵ Hầu hết lượng nước thải này đều đổ xuống các nguồn nước mặt gây ơ nhiễm mơi trường [1].

Hình 1.1. Số lượng gia súc tại một số tỉnh thuộc lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai qua các năm.

Tại Báo cáo khoa học Hội thảo “Chất thải chăn nuơi – Hiện trạng và giải pháp" năm 2009, đánh giá hiện trạng phế thải và tình hình xử lý phế thải tại 5 cơ sở chăn nuơi lợn và 4 cơ sở chăn nuơi gà tập trung tại một số tỉnh Đồng bằng sơng Hồng và miền Đơng Nam Bộ cho thấy: Mơi trường tại các trang trại chăn nuơi theo mơ hình lớn cĩ chỉ tiêu kiểm tra đều đạt theo qui định về giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn ngành, trong khi đĩ các cơ sở chăn nuơi lợn và gà theo mơ hình cỡ nhỏ cĩ độ nhiễm khuẩn khơng khí xấp xỉ giới hạn. Kết quả kiểm tra quần thể vi sinh vật gây bệnh trong phế thải chăn nuơi gà cũng cho thấy trong phân gà chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh đường ruột và trứng giun. Điều này cảnh báo nguy cơ các mầm bệnh phát triển và bệnh tật lây nhiễm sang cho người dân là rất cao [20].

Cũng tại hội thảo, theo đánh giá của Hồ Thị Lam Trà và cs trong báo cáo “đánh giá Ảnh hưởng của chăn nuơi lợn đến chất lượng nước mặt tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương” cho thấy: Nước mặt của xã Lai Vu đã bị ơ nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ và chất lượng nước khơng đảm bảo cho việc bảo vệ đời sống của các lồi sinh vật thủy sinh theo QCVN 08/A2, hầu hết các chỉ tiêu BOD5, COD, DO, NH4+ và PO43- đều vượt quá ngưỡng cho phép nhiều lần. Mức độ ơ nhiễm trong các đối tượng thủy vực khác nhau là khác nhaụ Trong đĩ các ao tự nhiên cĩ mức độ ơ nhiễm nước nghiêm trọng nhất và chất lượng nước tại các ao nuơi cá bị ơ nhiễm ở mức độ nhẹ nhất. Chất lượng nước mặt của xã Lai Vu cũng bị suy giảm theo thời gian, khi mà giá trị của các chỉ tiêu chất lượng nước đều tăng lên qua các năm. Nguyên nhân chính là do lượng phân thải và nước thải từ hoạt động chăn nuơi tăng lên theo số lượng lợn nuơi hàng năm trên địa bàn xã [11].

Khoảng 6.3 tấn nitơ và 4.0 tấn phốtpho/km ở đồng bằng sơng Hồng và 7,2 tấn nitơ và 3.2 tấn phospho ở đồng bằng sơng Mêkong cĩ nguồn gốc từ phân động vật. Sự đánh giá này đã được khẳng định bằng những kết quả của dự án thâm canh chăn nuơi và bảo vệ mơi trường ở Việt Nam được thực hiện tại tỉnh

Thái Bình do CE-Asie chương trình ProEco (2005- 2006) tài trợ, dự án cũng cho thấy chất thải lợn là một nguy cơ ơ nhiễm thực sự [35].

Ở Tây Nguyên, tình hình ơ nhiễm nguồn nước cũng đáng được chú ý. Qua một số đợt khảo sát ở một số huyện thị ở Đắk Lắkvà Gia Lai kết quả chỉ cĩ 5 – 10% số mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Cịn lại hầu hết các mẫu đều bị nhiễm bẩn từ ít đến nặng [13].

Việc nguồn nước mặt bị ơ nhiễm sẽ làm ảnh hưởng rất xấu đến tình hình vệ sinh mơi trường và sức khỏe của người dân. Các thủy vực bị ơ nhiễm cũng là nơi để các mầm bệnh phát sinh và làm gia tăng nguy cơ ơ nhiễm nước ngầm. Vì vậy, cần phải chú trọng đến việc quản lý các chất thái chăn nuơi để trả lại sự trong sạch cho mơi trường nước mặt, đảo đảm sức khỏe, vệ sinh mơi trường cho người dân. Tuy nhiên, quản lý chất thải chăn nuơi khơng chỉ đơn thuần là áp dụng các cơng nghệ xử lý những chất thải sau khi vật nuơi đã thải ra để hạn chế ơ nhiễm mơi trường. Mặt khác, quản lý chất thải chăn nuơi cịn bao hàm cả việc sử dụng các chất thải (kể cả được xử lý và khơng xử lý) vào các mục đích cĩ ích như làm phân bĩn cho cây trồng, làm thức ăn nuơi trồng thuỷ sản, làm chất đốt, sản xuất biogas, điện v.v… nhằm vừa hạn chế được việc sử dụng tài nguyên đồng thời hạn chế được ơ nhiễm mơi trường. Bởi vậy cần phải cĩ biện pháp xử lý các chất thải chăn nuơi một cách thích hợp nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi trên.

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng nước mặt khu vực có chất thải chăn nuôi tại xã eabar, huyện buôn đôn, tỉnh đắc lắc (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)