3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.1. Khái niệm chất lượng rau
Thuật ngữ “Cchất lượng” ” là một khái niệm trừu tượng và khó định nghĩa, được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu sản xuất nhưng rất . ít khi được định nghĩa. Shewfelt (1999) [] cho rằng, một sản phẩm chất lượng là sản phẩm đem đến sự hài lòng cho khách hàng [33]. Như vậy, mỗi một khách hàng có thể có những tiêu chí chất lượng khác nhau.
Theo Judith A. Abbott [28], chất lượng rau thể hiện qua những đặc
tính cảm quan (hình thái, cấu trúc, mùi vị), giá trị dinh dưỡng, thành phần hóa
học, chức năng, mức độ khuyết tật.
Theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2007) của Việt Nam, chất lượng sản phẩm hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa
đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4782 - -89, danh mục chỉ tiêu chất
lượng rau bao gồm:
- Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài (bao gồm cả độ phát
triển và độ tươi)
- Kích thước, khối lượng
- Tỷ lệ phần không sử dụng
- Trạng thái bên trong
- Mức độ khuyết tật (tỉ lệ dập nát, thối ủng hoặc khô héo; tỉ lệ xây
xát hoặc vết bệnh nhẹ)
- Chỉ tiêu vệ sinh (tạp chất, sinh vật hại, độc tố)
Tuy nhiên TCVN chỉ mới đưa ra danh mục chỉ tiêu chất lượng chứ
chưa có quy định cụ thể để đánh giá theo các chỉ tiêu đó. Trong Quyết định
số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/5 tháng 10/ năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng mới chỉ quy định mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hoá chất gây hại trong sản phẩm rau, quả (phụ lục 1).
Khái niệm chất lượng rau theo quan điểm người dân Hà Nội
Để tìm hiểu quan điểm người dân Hà Nội về khái niệm chất lượng rau,
học viêntác giả đã tiến hành phỏng vấn nhanh 100 người dân Hà Nội mua rau
ở hai siêu thị lớn là Metro, BigC và ba 3 chợ (chợ Bưởi, chợ Kim Giang, chợ
Đồng Xuân) với cùng một câu hỏi: “Mong muốn nhất của cô/bác/anh/chị với
sản phẩm rau là gì?”. Kết quả nhận đượcHọc viên nhận được 100% câu trả lời
cho thấy với người dân Hà Nội, chất lượng của rau chính là sự an toàn cho người sử dụng.
Như vậy, căn cứ theo định nghĩa của Shewfelt (1999), khái niệm “chất lượng rau” trong luận văn được hiểu là “sự - an - toàn - của - rau”.