3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.2. Khó khăn trong quá trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội
tại Hà Nội
Tìm hiểu thực tế tại Hà Nội cho thấy, mặc dù qui định về đánh giá và công nhận chất lượng rau đã được ban hành được gần 2 năm nhưng việc triển
khai cũng như đánh giá và chứng nhận rau sản xuất theo VietGap tại Hà Nội hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Các khó khăn đó bao gồm:
1. Nông dân thiếu thông tin
Mặc dù VietGAP đã được ban hành và áp dụng vào thực tế sản xuất từ lâu nhưng cho đến nay nhiều nông dân vẫn chưa biết thông tin về quy trình này. Ngay tại vùng sản xuất rau xã Lĩnh Nam – Thanh Trì, nơi nông dân tiếp cận nhanh với tiến bộ kỹ thuật và đã có truyền thống sản xuất rau an toàn, tác giả phỏng vấn 100 hộ trồng rau thì có 50% số hộ có nghe nói về VietGAP nhưng không biết cụ thể là gì, 27% hộ chưa nghe đến VietGap. Chỉ có 23% hộ tham gia HTX RAT Lĩnh Nam hiểu rõ quy trình VietGap.
2. Hộ sản xuất rau nhỏ trong khi chi phí chứng nhận lớn
Theo báo cáo điều tra của Nguyễn Hồng Sơn năm 2009 [15], ở Hà Nội, hình thức sản xuất cá thể chiếm 63,33%, doanh nghiệp 4,3%, HTX 27,67%, các hình thức khác (nhóm hộ) 4,7%. Kiểm soát, đánh giá chất lượng đối với cá thể sản xuất nhỏ lẻ là rất khó, vì vậy không tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Mặt khác với quy mô diện tích gia đình, nhà sản xuất vẫn phải thuê người tư vấn kỹ thuật, thuê người lấy mẫu và phân tích đất nước, đăng ký chứng nhận VietGap, đầu tư cơ sở kỹ thuật. Chi phí đầu tư là rất lớn so với người nông dân. Theo tìm hiểu của tác giả, chi phí để thuê tổ chức tư vấn cho một cơ sở sản xuất khoảng 20 - 30 triệu đồng, chi phí thấp nhất cho tổ chức chứng nhận VietGap khoảng 14 triệu đồng/1 cơ sở/ 1 năm.
3. Hà Nội chưa xây dựng đầy đủ cơ chế, quy trình giám sát chất lượng trong khi lực lượng giám sát mỏng.
Năm 2009, Hà Nội có 5 cán bộ chỉ đạo, giám sát sản xuất của Chi cục
BVTV trên diện tích sản xuất rau theo quy trình an toàn là 2.105 ha [45]. Số
nghìn ha. Trong khi các cơ chế, quy trình còn chưa đầy đủ, rõ ràng thì việc thiếu lực lượng giám sát đang làm cho công tác giám sát ở chính các cơ sở trồng rau an toàn đã được công nhận chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Đây cũng là một thách thức cho việc mở rộng mạng lưới cơ sở trồng rau có chứng nhận.
4. Khó khăn trong tiêu thụ
Một thực tế là nhu cầu RAT của người dân Hà Nội rất cao nhưng việc tiêu thụ RAT đang gặp không ít khó khăn. Số lượng cửa hàng bán RAT có chứng nhận còn rất hạn chế. Hiện nay trên địa bàn thành phố mới chỉ có chuỗi siêu thị Fivimart, Hapro và một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm bày bán rau được chứng nhận VietGap. Các siêu thị tiêu thụ lượng rau lớn như Metro, BigC chưa bán loại rau này.
5. RAT chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng
Tác giả đã thực hiện một cuộc điều tra nhanh đối với 100 người tiêu dùng ngẫu nhiên tại Hà Nội về lý do không mua RAT (tháng 4/2010), và kết quả được trình bày trong Bảng 11 dưới đây.
Bảng 12 . Lý do người dân Hà Nội không mua RAT
Lý do Tỷ lệ phần trăm
(trong 100 người được hỏi)
Giá cao 40%
Không tin RAT là an toàn 71%
Có mối quan hệ với người bán
(rau không được chứng nhận là RAT)
4%
Tin vào máy rửa rau, dung dịch rửa rau 10%
Chưa từng bị ngộ độc vì ăn rau 52%
Kết quả điều tra cho thấy lý do người dân không mua RAT vì không tin vào nhãn hiệu RAT chiếm tỉ lệ cao nhất (71%). Sự thiếu tin tưởng này có thể
do thiếu lòng tin vào công bố chất lượng rau của nhà sản xuất, của đơn vị bán. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc nhà sản xuất không giữ uy tín cho thương hiệu của mình, làm mất niềm tin của người dân. Theo ông Trịnh Công Toản, Chánh thanh tra Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), một số mẫu rau lấy ở HTX sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông sản an toàn của Vân Nội phát hiện mức dư lượng thuốc BVTV lên tới 0,25 mg/kg, trong khi mức quy định tối đa cho phép là 0,02mg/kg. Một nguyên nhân khác là người tiêu dùng thiếu lòng tin vào các cơ chế đảm bảo chất lượng rau cũng như cơ chế đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch về chất lượng rau của chính cơ quan chức năng. Đã từng có một nhà khoa học đã bị kỷ luật vì đã công bố nghiên cứu của ông về các hóa chất được sử dụng cho quả với lý do cung cấp thông tin mà không xin phép lãnh đạo (tin tức Việt Nam, 2004, dẫn theo Phan Van Hoi [31]). Trong năm 2001, Cục Quản lý Thực phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh phát hiện chất gây ung thư 3-MCPD trong đậu nành. Tuy nhiên, thông tin chỉ được tiết lộ cho công chúng vào năm 2007 (Hà, 2007, dẫn theo Pham Van Hoi [31]). Ngoài ra, người tiêu dùng bị nhầm lẫn bởi sự mâu thuẫn thông tin về chất lượng rau do các cơ quan chức năng cung cấp như BNN&PTNT và Bộ y tế (Hang, 2006, dẫn theo Phan Van Hoi [31]; [42]).
6. Xử phạt vi phạm về chất lượng rau chưa đủ mạnh
Các quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, trong đó có sản phẩm rau, còn nhẹ và chưa thực sự có tác dụng răn đe, ngăn chặn. Mặt khác việc thực thi các chế tài chưa nghiêm minh.
Ví dụ trong mục 3, Điều 66, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
(2007) về xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy
định: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về
chính (được ấn định ít nhất bằng giá trị thực phẩm vi phạm đã tiêu thụ và nhiều nhất không quá 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ, tiền do vi phạm mà có sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Chiếu theo luật định, sản phẩm, hàng hóa là rau có giá trị rất thấp nên ở mức phạt cao nhất gấp 5 lần thì không có tác dụng răn đe. Năm 2007, với hành vi giả mạo nguồn gốc của HTX Vân Nội – Đông Anh (lấy rau thường đóng mác thương hiệu Vân Nội) nhưng chỉ bị phạt hành chính 1 triệu đồng [38]. Hành vi của HTX Vân Nội có nguyên nhân từ việc mức xử phạt theo luật định còn thấp và việc thực thi luật còn chưa thật sự nghiêm minh. Theo ông Trịnh Công Toản, Chánh thanh tra Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép của RAT Vân Nội còn được ghi nhận trong nhiều đợt kiểm tra khác của các cơ quan chức năng, song cho đến nay chưa có hình thức xử lý với chứng nhận RAT của HTX này.
Do những khó khăn tác giả trình bày ở trên nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp cũng như người nông dân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất rau an toàn. Hiện nay, ở Hà Nội, ngoài một số mô hình thí điểm sản xuất RAT theo VietGap của các cơ quan nghiên cứu từ kinh phí nhà nước, có duy nhất một doanh nghiệp là công ty TNHH Hương Cảnh đầu tư kinh phí 11 tỷ đồng để xây dựng hệ thống sản xuất, sơ chế và tiêu thụ RAT trên địa bàn xã Văn Đức- Đông Anh theo tiêu chí RAT VietGap dưới sự giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ của Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội [39]. Mặc dù mô hình này được các cơ quan chức năng đánh giá cao, điển hình cho sự liên kết bốn nhà “nhà sản xuất – doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà tiêu thụ”, tuy nhiên dự án mới được triển khai nên tác giả chưa có điều kiện tìm hiểu
phương pháp đánh giá chất lượng rau của mô hình và hiệu quả mô hình trong thực tiễn.