Đánh giá chất lượng sản phẩm của dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 85 - 92)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.4.Đánh giá chất lượng sản phẩm của dự án

Rau là loại cây trồng cần nhiều loại chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng. Đó là các nguyên tố đa lượng (NPK) và nguyên tố vi lượng (Mn, Zn, Cu...) (Tạ Thu Cúc, 2006, [8]). Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có một vai trò nhất định, sự thiếu hay thừa của bất kỳ nguyên tố nào đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Chỉ thị đánh giá sự thiếu hay thừa nguyên tố dinh dưỡng có thể quan sát trên hình thái của cây. Tuy nhiên để phân biệt rau an toàn và rau không an toàn qua đánh giá cảm quan rất khó, không đủ độ tin cậy.

Xét về mặt cảm quan so với rau ngoài dự án, trồng tại cụm dân cư số 5- xã Đan Phượng ở cùng thời điểm thu hoạch, rau ăn lá của dự án có màu xanh nhạt, thân cứng và không non mỡ màng, trên lá có nhiều lỗ do vết sâu cắn. Rau ngoài dự án có màu xanh đậm hơn, lá bóng mướt, mọng nước, thân mềm và dễ héo, dễ bị hỏng hơn rau dự án. Khi bẻ ngang phần gốc, rau ngoài dự án thấy có hiện tượng nước từ thân tiết ra. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt là do người trồng rau ngoài dự án đã sử dụng nhiều đạm, không đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch, dẫn đến tích lũy nitrat trong rau cao hơn.

Xu hào, bắp cải, súp lơ có kích thước nhỏ hơn do không dùng thuốc kích thích sinh trưởng như GA3 có thành phần chủ yếu là axit Gibberellic (thuốc thường được người dân trồng rau sử dụng để rút ngắn thời gian thu hoạch và tăng sinh khối cây trồng), bề ngoài nhìn “khô hơn”, không mỡ màng bằng rau ngoài dự án. Cà chua dự án được để chín tự nhiên mới thu hoạch nên không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Cà chua ngoài dự án được thu hoạch khi còn xanh hơn, được thúc chín bằng thuốc “Hoa quả thúc chín tố” của Trung Quốc, vì vậy mặc dù bề ngoài căng mọng đỏ đều, nhưng bên trong còn non và nhiều quả hạt vẫn còn xanh. Thuốc thúc chín được nhập lậu từ Trung Quốc và không

nằm trong danh mục thuốc được phép sử dụng do Bộ NN&PTNT ban hành nhưng vẫn được người dân sử dụng rộng rãi.

3.1.4.2. Đánh giá một số thông số chất lượng rau

Kết quả phân tích chất lượng rau được thể hiện ở bảng 10 và bảng 11. Kết qủa phân tích các mẫu nông sản của mô hình RST nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, nitrat và vi sinh vật đều đạt tiêu chuẩn RAT.

Hàm lượng As khi so sánh với tiêu chuẩn FAO/WHO 1993 (thấp hơn 5 lần so với tiêu chuẩn RAT do Bộ NN&PTNT ban hành năm 2008) có hai mẫu vượt chỉ tiêu, nhưng tất cả các mẫu đều thấp hơn so với tiêu chuẩn RAT, giá trị trung bình là 0,17 mg/kg thấp hơn tiêu chuẩn 0,2 mg/kg.

Hàm lượng Pb, Cd trong các mẫu rau đều thấp hơn so với tiêu chuẩn FAO/WHO và tiêu chuẩn RAT. Trong tiêu chuẩn RAT của Bộ NN&PTNT ban hành không có ngưỡng giới hạn với Cu và Zn, giá trị Cu và Zn trong các mẫu rau phân tích khi so sánh với tiêu chuẩn FAO/WHO đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Mỗi loại rau có khả năng tích lũy nitrat khác nhau và ngưỡng giới hạn nitrat đối với mỗi loại rau chênh lệch rất lớn. Hàm lượng nitrat trong rau xà lách được phép đến 1500 mg/kg trong khi một số loại rau khác là 500 mg/kg. So sánh với tiêu chuẩn FAO/WHO cũng như tiêu chuẩn RAT, các mẫu rau đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép.

Sáu mẫu rau phân tích có giá trị colifom trung bình là 18,7 CFU/g, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn RAT (200 CFU/g), riêng E.Coli không phát hiện được trong các mẫu rau phân tích.

Bảng 10. Dư lượng thuốc BVTV trong các mẫu nông sản trong mô hình

MRL (Maximum Residue Limit): Mức dư lượng tối đa cho phép theo tiêu chuẩn Châu Âu (EU No.600/2010) “-“: Không phát hiện

Tên hoạt chất

Dư lượng thuốc BVTV trong các mẫu kiểm tra (mg/ kg)

Cà chua Su hào Xà lách Bắp cải Súp lơ Cải ngọt

Dư lượng MRL lượngDư MRL lượngDư MRL Dư lượng MRL Dư lượng MRL lượngDư MRL

Emamectin - 0,02 - 0,01 - 0,01 - 0,01 - 0,01 - 0,01

Abamectin - 0,02 - 0,01 - 0,01 - 0,01 - 0,01 - 0,01

Bảng 11. Kết quả phân tích chỉ tiêu kim loại nặng, nitrat và vi sinh vật trong mẫu rau nghiên cứu

Chỉ tiêu

Loại rau

Cà chua Su hào Xà lách Bắp cải Súp lơ Cải ngọt

Gía trị BNN2008 FAO/ WHO 1993 Gía trị BNN/2008 FAO/ WHO 1993 Gía trị BNN2008 FAO/ WHO 1993 Gía trị BNN2008 FAO/ WHO 1993 Gía trị BNN2008 FAO/ WHO 1993 Gía trị BNN2008 FAO/ WHO 1993 As (mg/kg) 0,210 1 0,2 0,31 1 0,2 0,15 1 0,2 0,08 1 0,2 0,10 1 0,2 0,15 1 0,2 Pb (mg/kg) 0,05 0,1 0,5 0,08 0,10 0,5 0,08 0,30 0,5 0,17 0,30 0,5 0,07 0,10 0,5 0,15 0,30 0,5 Cd (mg/kg) 0,01 0,05 0,02 0,01 0,2 0,02 0,02 0,1 0,02 0,01 0,1 0,02 0,02 0,05 0,02 0,01 0,10 0,02 Cu (mg/kg) 1,43 5 1,25 5 0.52 5 0,82 5 2.51 5 2.25 5 Zn (mg/kg) 1,05 10 2,35 10 5,65 10 4,67 10 3,32 10 2,38 10 Coliform CFU/g 12 200 20 200 32 200 16 200 19 200 25 200 F. Coli (CFU/ g) 0 10 0 10 0 10 0 10 0 10 0 10 NO3- mg/kg 130 150 300 210 500 500 568 1500 1500 215 500 500 154 500 500 312 500

BNN 2008: Mức tối đa cho phép trongđược quy định theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của BNN&PTNT

Hình 14. Biểu đồ giá trị As trong rau

Hình 15. Biểu đồ giá trị Pb trong rau

Hình 17. Biểu đồ giá trị Cu trong rau Hình 18. Biểu đồ giá trị Zn trong rau

Hình 20. Biểu đồ giá trị Coliform và E.Coli Hình 19. Biểu đồ giá trị nitrat trong rau

3.1.5. Đánh giá quá trình thu hoạch và sơ chế sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản phẩm được thu hoạch khi đủ độ chín và tuân thủ đầy đủ thời gian cách ly theo quy định đối với các nguồn vật tư sử dụng. Trước khi thu hoạch, cán bộ giám sát cùng với nông dân đối chiếu sổ ghi chép và rà soát lại toàn bộ quá trình sử dụng vật tư trước đó để khẳng định đã tuân thủ đầy đủ kỹ thuật và thời gian cách ly. Lấy mẫu đại diện kiểm tra chất lượng trong thời điểm thu hoạch.

Khi thu hoạch rau, sản phẩm được đựng trong thùng nhựa không bị nhiễm bẩn, loại bỏ lá già, lá héo, củ quả bị sâu, dị dạng, và rửa rau bằng nước sạch rồi để ráo nước. Sau đó mới cho vào bao túi sạch.

Do nguồn kinh phí hạn chế nên dự án chưa xây dựng cơ sở sơ chế sản phẩm theo VietGap cũng như xin cấp chứng nhậnVietGap để có thương hiệu khi đưa ra thị trường. Vì lẽ đó, mặc dù rau sinh thái của dự án đảm bảo là rau đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn hiện hành và theo quan điểm của người tiêu dùng Hà Nội, nhưng rau lại chưa được chứng nhận nên chưa thể đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Vì vậy, rau mới chỉ đưa ra chợ bán với giá bán của rau thường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 85 - 92)