Đánh giá việc ghi chép nhật ký đồng ruộng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 75 - 83)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Đánh giá việc ghi chép nhật ký đồng ruộng

Hiện nay, nhiều nước đã dựng lên những hàng rào kỹ thuật, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc các loại nông sản. Việc này không chỉ để bảo hộ nền sản xuất trong nước mà còn là cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, ghi nhật ký đồng ruộng chính là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo yêu cầu của các nhà nhập khẩu.

Nhật ký đồng ruộng là những ghi chép về điều kiện sản xuất, mua bán và sử dụng hóa chất, vật tư, phân bón, quá trình chăm sóc từ khi gieo giống đến khi thu hoạch. Đó là yêu cầu bắt buộc trong chương trình thực hành nông nghiệp tốt, là cơ sở nền tảng để hình thành hệ thống truy nguyên nguồn gốc.

Ghi chép nhật ký đồng ruộng là một thói quen bắt buộc ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên lại rất lạ lẫm với nông dân nước ta. Trong quy trình VietGap do Bộ NN&PTNT ban hành đã hướng dẫn chi tiết việc thực hiện và ghi chép hồ sơ theo VietGap với 13 mẫu ghi chép nhật ký đồng ruộng. Công việc ghi chép này mặc dù đơn giản, nhưng với người nông dân thì lại trở nên khó khăn, phức tạp, đôi khi được cho là nhiêu khê.

Trong quá trình theo dõi việc ghi chép nhật ký đồng ruộng theo các mẫu quy định trong vụ sản xuất đầu tiên cho thấy, phần lớn các mẫu ghi chép đều cần thiết và phù hợp, song có một số mẫu có nội dung chưa thích hợp, quá chi tiết và còn có sự chồng chéo giữa các mẫu, do đó làm tăng số lượng mẫu ghi chép một cách không cần thiết. Trong bối cảnh các nông dân tham gia vào dự án còn chưa có thói quen ghi chép nhật ký đồng ruộng và có nhiều hạn chế về trình độ học vấn, dự án đã ghi nhận trong một số trường hợp có hiện tượng ngại ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ. Trường hợp này cũng đúng với hầu hết những người trồng rau ở các đơn vị khác nhau tại Hà Nội mà đã được quan sát và tìm hiểu trong khi thực hiện dự án. Đồng thời, việc

đối chiếu một hồ sơ ghi chép quá dài cũng đã gây không ít khó khăn cho việc kiểm tra giữa người sản xuất với người lưu thông và sử dụng sản phẩm.

1. Đánh giá về hồ sơ sản xuất theo VietGap (phụ lục 2) từ thực tế sử dụng

Bộ hồ sơ sản xuất được thiết kế bao gồm 13 mẫu ghi chép. Tuy trang bìa hồ sơ xác định là mẫu ghi chép cho vụ sản xuất nhưng qua các nội dung bên trong có thể thấy mẫu này được sử dụng cho từng lô sản xuất (nghĩa là từng đối tượng cây trồng và đợt sản xuất cụ thể). Mặt khác, qua thực tế theo dõi, tác giả nhận thấy nếu lập hồ sơ theo vụ sản xuất sẽ rất khó quản lý và truy xuất số liệu khi cần phải trích yếu hồ sơ cho 1 lô hàng hóa vì:

+ Trong một vụ trồng, đối với 1 loại cây trồng có rất nhiều lô sản xuất. Nếu chỉ ghi thông tin theo ngày và cây trồng ví dụ ngày phun thuốc và cây trồng sẽ không xác định được việc sử dụng thuốc cho lô nào vì trong cùng một cây trồng nhưng có lô cần phun, có lô không cần phun;

+ Có quá nhiều thông tin cho tất cả các cây trồng, rất khó tách thông tin cho từng lô sản xuất. Trong khi đó trước khi xuất mỗi lô sản phẩm đều phải có nhật ký chứng minh xuất xứ thì vẫn phải lập lại hồ sơ cho lô.

2. Đánh giá về từng mẫu trong bộ hồ sơ

- Mẫu 01: Đánh giá điều kiện sản xuất: mẫu này bao gồm các thông tin về chất lượng môi trường vùng sản xuất. Đây là các thông tin đã được xác định khi cấp chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo VietGAP và được cơ quan cấp chứng nhận, cơ quan cấp chứng chỉ và người sản xuất định kỳ đánh giá lại. Vì vậy, không nhất thiết phải sử dụng mẫu này cho từng lô

sản xuất mà chỉ cần lưu giữ thông tin như một bộ phận bắt buộc trong hồ sơ cấp chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất theo GAP.

- Mẫu 02: Sử dụng hóa chất và chất phụ gia xử lý ô nhiễm đất

Nhìn chung mẫu này là cần thiết và phù hợp nhưng cần bổ sung thêm thông tin về vị trí xử lý. Đối với vùng sản xuất mà đất trồng đạt tiêu chuẩn thì có thể bỏ qua mẫu này.

- Mẫu 03: Giống và gốc ghép

Nhìn chung các thông tin ghi trong mẫu này là hợp lý, tuy nhiên việc áp dụng chỉ thuận lợi đối với các loại cây trồng được trồng thẳng từ hạt (dưa chuột, đậu ăn quả, rau ăn lá ngắn ngày …..) hoặc với các hộ nông dân, trang trại tự sản xuất cây giống. Đối với các hộ phải mua cây giống từ nơi khác thì việc ghi chép đầy đủ và chính xác các thông tin về ngày sản xuất cây giống, chất lượng cây giống, đã kiểm định, tên hóa chất xử lý, lý do và ngày xử lý là khó có thể thực hiện.

- Mẫu 04: Mua phân bón, chất kích thích sinh trưởng

Mẫu này ghi chép các thông tin về việc mua phân bón, chất kích thích như tên sản phẩm, số lượng, đơn giá, tên đại lý. Các thông tin này tuy cần thiết, nhưng trong thực tế sử dụng không phải mỗi loại phân bón được mua về chỉ để sử dụng cho 1 lô sản phẩm. Mặt khác không phải tất cả các loại phân mua về đều sử dụng cho 1 lô sản phẩm. Vì vậy các thông tin như số lượng, đơn giá v.v..ít có ý nghĩa mà điều quan trọng là lượng dùng thực tế cho lô sản phẩm đó. Vì vậy, thực tế trong mẫu này chỉ cần thông tin liên quan đến nơi mua để xác định tính hợp pháp của nơi bán sản phẩm. Thông tin này có thể

ghi kết hợp trong mẫu 05: Sử dụng phân bón và chất KTST.

Mẫu này có thể bỏ các chỉ tiêu về loại cây trồng, lô thửa, diện tích lô, công thức sử dụng vì tất cả các thông tin này đều đã có tại phần thông tin chung của hồ sơ. Mẫu 04 và 05 có thể ghép chung vào trong cùng một mẫu để tiện cho việc ghi chép của người nông dân. Các nội dung khác như công thức sử dụng không cần thiết vì đã có cột loại phân và số lượng cụ thể thì không cần nội dung này.

Mẫu: Sử dụng phân bón và chất kích thích sinh trưởng

Ngày sử dụng Cách sử dụng Lượng dùng (kg/ lô) Phân chuồng Phân đạm Phân lân Phân Kali Các loại phân khác Nơi mua

- Mẫu 06: Mua thuốc BVTV

Tương tự như mẫu mua phân bón, mẫu ghi chép nhật ký mua thuốc BVTV cũng không thực sự cần thiết. Nội dung về nơi mua là cần thiết nhưng có thể ghép vào mẫu 7.

- Mẫu 07: Sử dụng thuốc BVTV

Mẫu này ghi chép các nội dung về loại cây trồng, diện tích, tên dịch hại, tên thuốc, liều lượng, lượng sử dụng, loại máy/ dụng cụ phun, tên người phun. Các nội dung loại cây trồng, diện tích là không cần thiết vì đã có trong thông tin chung, vì vậy có thể bổ sung thêm thông tin về nơi mua thuốc.

Ngoài ra, nên bổ sung thông tin về thời gian cách ly của thuốc, diễn biến thời tiết đặc biệt là gió và mưa trong và sau phun thuốc 48h vì các thông

tin này rất quan trọng đối với việc giám sát sự trôi dạt của thuốc từ khu vực phun thuốc sang khu vực khác cần tuân thủ cách ly.

Một số nội dung khác chưa thực sự phù hợp bao gồm:

+ Nội dung liều lượng thuốc mg, ml/ l lít nước thực ra là nồng độ thuốc;

+ Lượng thuốc dùng nên giữ đơn vị là g, ml/lô để tránh gây khó khăn cho nông dân và đôi khi có thể nhầm lẫn khi tính toán;

+ Nội dung loại máy/ dụng cụ phun nên thay bằng phương pháp sử dụng/ dụng cụ phun rải;

+ Các cụm từ “phun” nên thay bằng “sử dụng” vì có nhiều loại thuốc không sử dụng theo hình thức phun;

Như vậy mẫu mới có thể thiết kế như sau:

Mẫu: Sử dụng thuốc BVTV Ngày sử dụng Tên dịch hại Loại thuốc Địa chỉ mua hàng Phương pháp/ dụng cụ sử dụng Lượng dùng (g, ml/ lô) Nồng độ (g, ml/ lit nước) Thời gian cách ly cần thiết Tên người sử dụng Diễn biến thời tiết (trong 48 h)

- Mẫu 8: bao bì chứa đựng và thuốc BVTV dư thừa sau sử dụng

Theo quy định của VietGAP, toàn bộ bao bì thuốc sau sử dụng phải được thu gom, lưu chứa đúng nơi quy định và tiêu hủy theo phương pháp phù hợp. Vì vậy, nơi lưu chứa bao bì thuốc phải đảm bảo điều kiện và áp dụng thống nhất cho mọi lô sản xuất như đối với lưu chứa các loại vật tư khác (thuốc BVTV, phân bón). Do đó có thể bỏ mẫu này.

- Mẫu 09, 10, 11 và 12

Thể hiện các nội dung về ngày thu hoạch, phương pháp xử lý sau thu hoạch, phân loại và tiêu thụ sản phẩm. Theo tác giả, Trong 4 mẫu này có nhiều thông tin không cần thiết và trùng lặp (do đây là hồ sơ giám sát đối với từng lô sản phẩm cụ thể), do đó có thể bỏ nhiều nội dung và ghép 4 mẫu này thành một mẫu chung về thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể:

- Mẫu 09: Thu hoạch sản phẩm

Mẫu này có thể bỏ các thông tin như giống cây trồng, vị trí lô/ thửa, diện tích do trùng lặp với thông tin chung.

- Mẫu 10: Xử lý sau thu hoạch

Các thông tin trong mẫu như ngày, tháng, năm; tên sản phẩm đều đã có trong mẫu 09.

- Mẫu 11: Phân loại sản phẩm

Việc mua bán sản phẩm do thỏa thuận của bên bán và bên mua nên không cần thiết phải ghi các thông tin về phân loại sản phẩm.

- Mẫu 12: Tiêu thụ sản phẩm

Thông tin người mua, địa chỉ là rất cần thiết còn các thông tin khác đều đã có.

Như vậy, sau khi lọc bỏ thông tin có thể ghép 4 mẫu trên thành mẫu chung như sau:

Ngày thu hoạch Sản lượng Phương pháp xử lý sau thu hoạch Tên và địa chỉ người mua

- Mẫu 13: Tập huấn cho người lao động

Đây là những nội dung chung có liên quan đến tập huấn cho người lao động trong toàn khu vực, có thể coi là điều kiện cần, giống như điều kiện chất lượng vùng sản xuất, do đó không nên đưa vào hồ sơ của từng lô sản phẩm mà đưa vào nội dung quản lý chung của toàn khu vực.

Bảng 9. Bảng tổng hợp các nội dung chưa phù hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung trong các mẫu ghi chép của hồ sơ VietGAP

Tên mẫu Nội dung cần sửa đổi, bổ sung

Mẫu 01: Đánh giá điều kiện

sản xuất Nên bỏ

Mẫu 02: Sử dụng hóa chất và chất phụ gia xử lý ô nhiễm đất

Cần bổ sung thêm thông tin về vị trí xử lý

Mẫu 03: Giống và gốc ghép Hợp lý

Mẫu 04: Mua phân bón, chất kích thích sinh trưởng

Có thể ghi kết hợp trong mẫu 05: Sử dụng

phân bón và chất KTST

Mẫu 05: Sử dụng phân bón/ chất kích thích sinh trưởng

Bỏ các chỉ tiêu về loại cây trồng, lô thửa, diện tích lô, công thức sử dụng. Có thể ghép chung với mẫu 4

Mẫu 06: Mua thuốc BVTV Nên bỏ nội dung về nơi mua có thể ghép vào

mẫu 7 Mẫu 07: Sử dụng thuốc

BVTV

- Bỏ các nội dung loại cây trồng, diện tích; - Nên bổ sung thông tin về diễn biến thời tiết

Tên mẫu Nội dung cần sửa đổi, bổ sung

đặc biệt là gió và mưa trong và sau phun thuốc 48h;

- Thay lượng thuốc mg, ml/ l nước bằng nồng độ thuốc;

- Lượng thuốc dùng nên giữ đơn vị là g, ml/ lô;

- Nên thay loại máy/ dụng cụ phun bằng phương pháp sử dụng/ dụng cụ phun rải; - Các cụm từ “phun” nên thay bằng “sử dụng”;

- Ghép một số nội dung của mẫu 6 vào thành 1 mẫu chung.

Mẫu 8: Bao bì chứa đựng và thuốc BVTV dư thừa sau sử dụng

Nên bỏ

Mẫu 09: Thu hoạch sản phẩm

Bỏ các thông tin như giống cây trồng, vị trí lô/ thửa, diện tích và các nội dung còn lại nên ghép với mẫu 10, 11 và 12

Mẫu 10: Xử lý sau thu hoạch

Nên bỏ các thông tin ngày, tháng, năm thu hoạch; tên sản phẩm, ghép với mẫu 9, 11 và 12

Mẫu 11: Phân loại sản phẩm Nên bỏ

Mẫu 12: Tiêu thụ sản phẩm Chỉ giữ lại thông tin người mua, địa chỉ và nên ghép với mẫu 9, 10 và 11 Mẫu 13: Tập huấn cho

người lao động

Nên bỏ

Trong dự án nghiên cứu, Người thủ kho có trách nhiệm ghi chép toàn bộ nhật ký sản xuất, nhập xuất và sử dụng vật tư bằng sổ sách dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của cán bộ giám sát. Việc ghi nhật ký được tiến hành đối với

lô sản xuất để có thể cấp chứng chỉ theo lô. Mỗi người nông dân cũng có một sổ ghi chép riêng về quá trình sử dụng vật tư và chăm sóc lô mà mình đảm nhận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w