Hiện trạng tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 46 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.2. Hiện trạng tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội

a. Hệ thống chợ bán buôn rau (chợ đêm):

Sau năm 2005, hệ thống chợ bán buôn rau đêm được quy hoạch là những chợ đầu mối gồm 6 chợ: Dịch Vọng, Long Biên, Đền Lừ, Ngã Tư Sở, Hải Bối. Hoạt động buôn bán rau ở các chợ này thường diễn ra từ 2h đến 6h

Hầu như toàn bộ rau được bán ở các chợ bán buôn là rau thường. Rau an toàn và rau hữu cơ hầu như không có mặt trong các chợ bán buôn rau.

b. (2) Hệ thống chợ bán lẻ rau xanh (chợ ngày)

Chợ bán lẻ rau xanh chủ yếu là chợ nhỏ và chợ tạm, phân bố ở các khu

vực dân cưu. Các chợ tạm được hình thành xuất phát từ nhu cầu của người

dân. Hoạt động của chợ ngày càng phức tạp bởi nó gắn với các biến động của đời sống kinh tế và xã hội. Hà Nội đang cố gắng loại bỏ hoặc kiểm soát các chợ tạm, chợ cóc nhằm đảm bảo an toàn giao thông, môi trường và cảnh quan

đô thị và đặc biệt là vệ sinh anh toàn thực phẩm ([LV AnHoàng Bằng An,

2009 [1]]).

Phần lớn người bán lẻ mua rau từ những chợ đêm (do giảm được thời gian và chi phí vận chuyển), một số ít có người cung cấp rau đến tận nơi để bán. .

c. (3) Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng

Đây là hệ thống phân phối mới, hiện đại và có những ưu điểm nhất định. Hiện nay các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự phục vụ ngày càng phát triển. Hệ thống này có tác động lớn đến các kênh cung cấp thực

phẩm an toàn. . Hiện nay Hà Nội chưa có quy hoạch cụ thể hệ thống trung

tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng. Nhưng do yêu cầu của cuộc sống, hệ thống này vẫn xuất hiện ở khắp các quận huyện và đa phần được phát triển tự phát bởi các thành phần kinh tế khác nhau: Nhà nước, liên doanh, tập thể, tư nhân, . Điah bàn tập trung nhiều trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng rau là các quận nội thành. Trước tình hình đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 142/2002/QĐ-UB ngày 31/10/2002 về quy chuẩn quản lý Siêu thị và Trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hiện nay, trong hệ thống siêu thị ở Hà Nội có nhiều siêu thị kinh doanh cả rau. Các loại rau kinh doanh trong các siêu thị thường được niêm yết là rau an toàn. Tuy có khá nhiều cửa hàng và siêu thị kinh doanh rau, nhưng số cửa hàng và siêu thị được cấp giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn chưa nhiều. Hai siêu thị lớn nhất Hà Nội và có lượng tiêu thụ rau lớn nhất là ### lại chưa có giấy chứng nhận kinh doanh RAT [báo]

Trong các siêu thị, diện tích dành cho bán rau rất nhỏ so với tổng diện tích bán hàng của siêu thị. Chủng loại rau chưa thật phong phú và rau thường không được tươi.

Khách hàng thường xuyên là những người có thu nhập khá trở lên, những người quan tâm nhiều đến an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn có các nhà hàng, khách sạn và các bếp ăn tập thể. Thực tế, số lượng khách hàng mua rau trong các siêu thị, cửa hàng chiếm một tỉ lệ khá nhỏ so với khách hàng mua ở chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm. Thời gian mua hàng cũng tập trung chủ

yếu vào các ngày nghỉ cuối tuần (Hoàng Bằng An, 2009 [1]).[luận văn An].

d. (4) Người bán rong rau xanh

Hoạt động bán rong trên đường phố có từ lâu đời và là hoạt động khá phổ biến ở Hà Nội. Hà Nội chưa có một thống kê đầy đủ về lực lượng lao

động tham gia vào hoạt động này. . Gần đây, số người bán rau rong đang có

xu hướng tăng lên. Một thống kê cho biết trước tháng 6 năm 2004 Hà Nội có khoảng 1.532 người bán rong rau và con số này tăng lên 2.101 sau tháng 6 năm 2004 [Nguyễn Thị Tân Lộc, Paule Moustier, Hồ Thanh Sơn, Hoàng Bằng An, Phan Sỹ Thành, Hồ Quốc Khánh, Lưu Tất Thắng (2006), “ Hoạt động bán rong rau quả ở Hà Nội và một số đề xuất biện pháp quản lý”. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 98 kỳ 2, tháng 12 năm 2006].

yếu là xe đạp thồ hoặc gánh bộ. Mua bán diễn ra ngay trên đường phố hoặc tận cửa nhà người tiêu dùng, giá cả và chất lượng rau được cho là tương đương với các loại rau bán trong chợ. Đối tượng tiêu dùng chủ yếu là những người tiêu dùng bình dân. Tuy nhiên, những người bán rong cũng gây những khó khăn xã hội nhất định, xuất phát từ việc mua bán ngay trên đường ảnh hưởng tới giao thông, vệ sinh môi trường và gây mất mỹ quan thành phố, và gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w