Quy trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 94 - 95)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.Quy trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội

Quy trình đánh giá và công nhận chất lượng rau an toàn ở Hà Nội theo nghiên cứu, tìm hiểu thực tế được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1

Nhà sản xuất (các cá nhân, tổ chức sản xuất rau) có nhu cầu được đánh giá và công nhận chất lượng rau theo VietGap sẽ tìm hiểu về chuẩn mực đánh giá và các chính sách do tổ chức chứng nhận VietGAP cho rau, quả, chè an toàn (tổ chức chứng nhận).

Người sản xuất sẽ thuê một tổ chức tư vấn đã được công nhận để hỗ trợ quá trình đào tạo và thực hiện các nội dung đáp ứng yêu cầu theo quy định. Người sản xuất thuê người lấy mẫu (người lấy mẫu được chỉ định) để lấy mẫu đất trồng, nước tưới và gửi đến phòng thí nghiệm đã được công nhận là phòng phân tích sản phẩm giống, cây trồng.

Bước 3

Người sản xuất gửi hồ sơ xin đăng ký kiểm tra và chứng nhận đến tổ chức chứng nhận.

Bước 4

Nhà sản xuất và tổ chức chứng nhận ký kết hợp đồng chứng nhận VietGAP

Bước 5

Tổ chức chứng nhận tiến hành quá trình đánh giá. Các phương pháp được tổ chức công nhận sử dụng đánh giá bao gồm: phỏng vấn, quan sát hoạt động, kiểm tra (hồ sơ, thực địa, phân tích). Các chỉ tiêu kiểm tra và phương pháp đánh giá được ban hành kèm theo Quy chế chứng nhận VietGAP ban hành theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN (phụ lục 3), bao gồm 71 chỉ tiêu (42 chỉ tiêu loại A – chỉ tiêu bắt buộc thực hiện; 25 chỉ tiêu loại B - chỉ tiêu cần thực hiện; 4 chỉ tiêu loại C - chỉ tiêu khuyến khích thực hiện).

Nhà sản xuất chỉ được cấp chứng nhận VietGap khi đạt 100% chỉ tiêu loại A và tối thiểu đạt 90% chỉ tiêu loại B.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 94 - 95)