3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.45.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí, địa hình
Thọ Xuân là một xã nhỏ thuộc huyện Đan Phượng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 km về phía Tây Bắc. Về địa giới hành chính, Thọ Xuân giáp với các địa phương sau: phía Bắc giáp với huyện Mê Linh (ngăn bởi sông Hồng); phía Nam giáp xã Phương Đình; phía Đông giáp xã Trung Châu và phía Tây giáp xã Thọ An [23].
Địa hình của xã Thọ Xuân tương đối bằng phẳng. Trên địa bàn xã có hai loại đất chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa mới được bồi đắp. Cây trồng được trồng chủ yếu trên loại đất này đó là lúa nước; ngô; đậu tương; các loại cây ăn quả như đu đủ, cam, bưởi, nhãn, táo. Ngoài ra trong nhiều năm trở lại đây các loại rau, hoa màu cũng được trồng thâm canh trên loại đất này. Với loại đất phù sa mới bồi đắp cây trồng chính được trồng là ngô và một số ít rau, hoa màu. Trên loại đất này từ năm 2001 xuất hiện rất nhiều lò gạch sản xuất thủ công. Tuy nhiên đến khoảng năm 2006 thì những lò gạch này dừng hoạt động [23. [].
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 450,97 ha. Trong đó đất dùng cho
sản xuất nông nghiệp tính đến hết năm 2009 là 252,28 ha (đất trồng cây hàng
năm 193,99; đất trồng lúa 107,46…), đất phi nông nghiệp là 198,69 ha và không có đất không sử dụng. [2317].
Thọ Xuân là xã thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ
trung bình năm của xã vào khoảng 240C. Nhiệt độ cao nhất là khoảng 390C
vào tháng 6 và tháng 7; nhiệt độ thấp nhất là khoảng 100C vào tháng 1 và
tháng 2. Thọ Xuân chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam xuất hiện vào khoảng tháng 4, tháng 5; còn gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 [23].
Hệ thống ao, hồ trong xã chiếm khoảng 14,61 ha, chủ yếu là để nuôi trồng thủy sản nhưng đồng thời cũng đảm nhiệm chức năng tưới cho hoa màu vào mùa khô và tiêu thoát nước khi có mưa. Tuy nhiên thì nguồn nước mặt này không đáp ứng đủ nhu cầu về tưới tiêu; thay vào đó hầu hết người dân trong xã tận dụng nguồn nước ngầm để cung cấp nước cho sinh hoạt cũng
như dùng để tưới cho hoa màu . Một phần sông Hồng (1,1 km) chảy qua địa
phận của xã[23].