3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3. 1.2.2.2 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong đánh giá, giám sát và công nhận
sát và công nhận chất lượng rau []
Trên thế giới, việc giám sát và cấp chứng chỉ phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống tổ chức sản xuất và quyền sở hữu đất đai. Ở hầu hết các nước châu Âu, hệ thống sản xuất được tổ chức theo hình thức trang trại, với quy mô lớn và tập trung. Việc giám sát và cấp chứng chỉ chất lượng được thực hiện thông qua hợp đồng giám sát và cấp chứng chỉ với các tổ chức có đủ năng lực và được phép cấp chứng chỉ. Các tổ chức này hoạt động độc lập theo cơ chế tự nguyện và thỏa thuận. Tuy nhiên, do phải đảm bảo uy tín để được các tổ chức bán lẻ và hiệp hội người tiêu dùng chấp nhận, các tổ chức giám sát phải đảm bảo có được uy tín nhất định, do đó họ cũng phải thực hiện tốt quy trình giám
sát và xây dựng thương hiệu cho chính mình. Khi đã đảm bảo được uy tín của cả nhà sản xuất và tổ chức giám sát, việc kết nối thị trường là khá thuận lợi. Các tổ chức kinh doanh, bán lẻ và người tiêu dùng chỉ cần tìm đến các thương hiệu rau có uy tín về nguồn gốc sản xuất và uy tín của nhà giám sát.
Đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, do đặc thù của hệ thống sản xuất đều dựa trên sản xuất nhỏ, manh mún và cá thể, việc tổ chức
sản xuất, giám sát và cấp chứng chỉ gặp rất nhiều khó khăn (Lê Hồng Sơn,
2009 [15]).
- Tại Singapore: thị trường rau ở Singapore chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, cả nước chỉ có 118 ha đất trồng rau tập trung vào 61 trang trại, vì vậy rất thuận lợi cho việc giám sát và cấp chứng chỉ. Để được cấp chứng chỉ GAP, nhà nước đã hỗ trợ các trang trại toàn bộ chi phí giám sát, chi phí phân tích và hỗ trợ tiêu thụ (Lê Hồng Sơn, 2009 [15]).
- Tại Thái Lan: Chương trình GAP đã được triển khai từ năm 2004, song tốc độ triển khai vẫn còn rất chậm. Khó khăn lớn nhất của Thái Lan cũng là việc liên kết giữa các trang trại với thị trường, mặc dù để hỗ trợ cho chương trình GAP, chính phủ đã đầu tư mỗi năm 70 triệu đô la phục vụ cho việc lấy mẫu phân tích chất lượng, nâng cấp trang thiết bị và đào tạo mạng lưới thanh tra, tư vấn giám sát. Tất cả các chi phí, phương tiện, nhân sự phục vụ cho công tác kiểm tra và chứng nhận cơ sở và sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và GAP đều được nhà nước hỗ trợ hoàn toàn 100%. Hiện nay cả nước đã đào tạo tới 100 thanh tra viên và 7488 tư vấn giám sát viên, song việc thực thi tư vấn vẫn gặp khó khăn do địa bàn rộng, sản xuất manh mún. Việc kiểm tra và chứng nhận được Nhà nước giao cho Trung tâm quản lý dịch hại tỉnh hoặc cấp vùng (tương ứng ở Việt Nam là cấp Trung tâm BVTV Vùng hoặc Chi cục
BVTV), còn công tác hướng dẫn tư vấn nông dân thực hiện GAP là do Trung
tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện (Lê Hồng Sơn, 2009 [15]).
- Tại Malaysia: chương trình GAP cũng đã được triển khai khá lâu, song hiện mới chỉ tiến hành cấp chứng chỉ cho các trang trại lớn, dễ giám sát chất lượng như cọ dầu. Nguyên nhân cản trở chính cũng là thiếu nhân lực để
tổ chức giám sát chất lượng và cấp chứng chỉ (Lê Hồng Sơn, 2009 [15]).
- Tại Indonesia: do đặc điểm đất đai bị chia nhỏ, manh mún, việc hình thành mạng lưới giám sát, cấp chứng chỉ và tiêu thụ cũng gặp rất nhiều khó khăn, do đó việc triển khai GAP ở Indonesia mới chỉ dừng lại ở việc ban hành
hướng dẫn, tập huấn nâng cao nhận thức cho nông dân (Lê Hồng Sơn, 2009 [15]).
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, xu hướng sản xuất
an toàn theo hướng GAP là xu hướng tất yếu mà nền sản xuất hàng hóa nông sản phải vươn tới đặc biệt là với các sản phẩm rau quả tươi sống. Tuy nhiên, việc triển khai GAP chỉ thực sự thuận lợi trong điều kiện sản xuất trên quy mô lớn, tập trung. Đối với các nước có nền sản xuất dựa trên quy mô nhỏ, manh mún và phân tán như Việt Nam, nếu không tìm được hình thức liên kết tổ chức sản xuất, giám sát chất lượng, cấp chứng chỉ và tiêu thụ phù hợp thì rất khó thúc đẩy việc thực hiện chương trình GAP.
Phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau theo VietGap (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam)
Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau, quả an toàn nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Bộ NN&PTNT ban hành VietGap cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam theo Quyết định số 379/QĐ – BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT [phụ lục 2].
VietGAP được biên soạn dựa theo ASEANGAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis Critical Control Point: HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như EUREPGAP/ GLOBAL GAP (EU), FRESH CARE (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm [VG] . Các nội dung quan trọng trong VietGap bao gồm:
Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất Giống và gốc ghép
Quản lý đất và giá thể Phân bón và chất phụ gia Nước tưới
Hóa chất ( bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật) Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Quản lý và xử lý chất thải Người lao động
Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
Sự ra đời của VietGAP là một bước tiến quan trọng để đẩy mạnh việc quản lý sản xuất, giám sát chất lượng và truy nguyên nguồn gốc hàng hoá, tạo điều kiện để các sản phẩm rau an toàn có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. [VG]
VietGAP không phải là quy trình sản xuất mà chỉ nêu lên các nguyên tắc và hành động đúng mà nhà sản xuất, sơ chế phải áp dụng để loại trừ các mối nguy có thể xảy ra từ khi bắt đầu sản xuất đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ. Các nhóm nguy cơ bao gồm các mối nguy về hóa học (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và nitrat), về vi sinh vật (E. Coli, Samonella, Coliforms…) và về vật lý (như mảnh vỡ bóng đèn…) có thể nhiễm vào sản phẩm từ đất trồng, nước tưới, phân bón, thuốc BVTV, nước rửa, dụng cụ sơ chế, người sản xuất, người sơ chế…và có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế. [quyetdinh]
Ngoài ra, VietGAP còn yêu cầu nhà sản xuất phải ghi chép các thông tin về điều kiện sản xuất, sơ chế và các biện pháp đã áp dụng trong quá trình sản xuất, sơ chế, bán sản phẩm để nhà sản xuất kịp thời khắc phục sai sót và có thể truy nguyên được nguồn gốc khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN thì VietGAP có thể được tóm tắt như sau:
Đáp ứng điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn theo VietGAP Cán bộ kỹ thuật, người lao động, quy trình sản xuất, sơ chế an toàn; đất trồng; nước tưới; nước rửa, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói; biểu mẫu ghi chép... + Áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo VietGAP Sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV, nước tưới và các biện pháp kỹ thuật khác theo đúng quy định + Áp dụng quy trình sơ chế an toàn theo VietGAP
Thời điểm thu hoạch; sử dụng nước rửa, hóa chất, dụng cụ bảo quản, bao gói, phương tiện vận chuyển... theo đúng quy định Ghi chép lập hồ sơ về điều kiện sản xuất, sơ chế... Ghi chép về sử dụng giống, thuốc BVTV, phân bón... Ghi chép về thời điểm thu hoạch, chủng loại, khối lượng sản phẩm, nơi bán hàng ...