Mô hình trồng RST tại xã Thọ Xuân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 100 - 101)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.3.Mô hình trồng RST tại xã Thọ Xuân

Qua thực tế hoạt động ứng dụng VietGAP của mô hình nghiên cứu thí điểm ở Thọ Xuân, tác giả cũng đánh giá được là việc ứng dụng rộng rãi trên địa bàn Hà Nội chương trình Thực hành nông nghiệp tốt VietGAP là hoàn toàn khả thi. Với mô hình này rau có thể dễ dàng được kiểm soát và đánh giá tổng hợp về mặt chất lượng.

Mô hình sản xuất có những ưu điểm sau: Người quản lý mô hình chủ động được toàn bộ nguồn vật tư đầu vào, đất sản xuất và nhân công lao động nên chủ động điều tiết được kế hoạch sản xuất (lứa trồng, diện tích trồng) cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra (bón phân như thế nào, sử dụng thuốc BVTV ra sao, thời gian thu hoạch, thời gian cách ly của từng loại sản phẩm) vì tuân thủ đúng theo yêu cầu của cán bộ giám sát. Người nông dân góp đất làm vốn và góp công lao động không phải đầu tư kinh phí, ngoài ra có hỗ trợ tiền hàng tháng nên dễ dàng thuyết phục họ tham gia dự án. Khi thu hoạch, người nông dân hưởng % trên doanh thu mà họ làm ra, nên khuyến khích người dân làm việc nâng cao năng suất cây trồng.

Bên cạnh những ưu điểm đó thì có một số vấn đề hạn chế như sau: Do phải đầu tư toàn bộ chi phí và phát sinh thêm các chi phí như tư vấn kỹ thuật, giám sát chất lượng, chứng nhận sản phẩm nên giá thành sản phẩm của mô hình này còn cao. Bên cạnh đó, việc tự tìm đầu ra cho sản phẩm cũng là một vấn đề khó giải quyết trong tình trạng giá bán rau an toàn không cao hơn bao nhiêu thậm chí là không bằng do mẫu mã sản phẩm không đẹp như rau sản xuất được phun nhiều hóa chất kích thích và thuốc BVTV. Việc liên hệ với các đầu mối tiêu thụ hàng lớn như siêu thị, bếp ăn tập thể còn gặp nhiều khó

khăn. Đầu tư toàn bộ cơ sơ hạ tầng và chi phí sản xuất yêu cầu một lượng khá lớn về vốn sản xuất, tuy nhiên sản xuất rau an toàn rất dễ gặp rủi ro như thiên tai hay dịch hại nên sẽ khó có nhà đầu tư (trong mô hình đó là người chủ dự án) chấp nhận thử thách để nhận 60% doanh thu bán được. Dự án thực hiện được vì có tiền nhà nước, còn doanh nghiệp thì khi bỏ số tiền lớn ra để đầu tư thì họ phải cân nhắc có những thuận lợi gì và rủi ro ra sao.

Theo tác giả, để mô hình nghiên cứu có thể nhân rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau ứng dụng khả thi thì Hà Nội cần hình thành rộng rãi những mô hình liên kết trong sản xuất rau. Hình thức sản xuất có thể đánh giá, kiểm soát và chứng nhận chất lượng dễ dàng hơn cả chính là hình thức sản xuất theo doanh nghiệp hay nhóm hộ. Để mô hình này có thể phát huy hiệu quả trong thực tế, Hà Nội cũng cần đưa ra chính sách khuyến khích sản xuất, tiêu thụ RAT một cách có hệ thống và đồng bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 100 - 101)