Hiện trạng liên kết tổ chức sản xuất và giám sát chất lượng rau an toàn ở Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 49 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.3. Hiện trạng liên kết tổ chức sản xuất và giám sát chất lượng rau an toàn ở Hà

toàn ở Hà NộiHiện trạng liên kết tổ chức và giám sát RAT ở Hà Nội

Ở Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện những hình thức liên kết đơn giản trong

sản xuất rau, theo từng công đoạn sản xuất để từng bước gắn kết trách nhiệm

chất lượng sản phẩm cho các đối tác tham gia (Lê Hồng Sơn, 2009 [15]).

- Hình thức liên kết giữa từng cá nhân sản xuất và các thương lái tại địa phương

Thực chất của việc liên kết này chỉ là hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, không gắn kết được trách nhiệm trong quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu. Những vấn đề nảy sinh mối liên kết cá thể như thế này bao gồm: Chất lượng rau không đảm bảo; giá thành sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái tại địa phương; do không có sự kiên kết giữa các hộ sản xuất với nhau nên sản phẩm ra ồ ạt dễ gây khủng hoảng thừa và bị ép giá; sản xuất cá thể nên gặp khó khăn trong việc xin cấp chứng nhận rau an toàn và khó xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình.

- Hình thức trang trại do hộ cá thể đứng ra thu gom đất và thuê người sản xuất

Hình thức này có một số ưu điểm là: (1) chủ trang trại hoàn toàn có thể chủ động quản lý được chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm; (2) dễ

điều tiết kế hoạch sản xuất và ổn định được sản phẩm theo yêu cầu của thị trường; và (3) dễ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Tuy nhiên hình thức này cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, bao gồm: (1) khó thu gom đất để tạo vùng sản xuất đủ lớn, phần lớn phải thuê lại của nông dân với giá cao hơn; và (2) chưa liên kết được với các tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ rau an toàn.

- Hình thức sản xuất rau an toàn theo tổ đội: Do nhu cầu liên kết để giám

sát chất lượng và đáp ứng yêu cầu của thị trường, các hộ nông dân đã cùng nhau tự lập ra tổ sản xuất. Các thành viên tham gia đều phải tuân thủ mọi kế hoạch sản xuất và quy trình sản xuất của tổ, các sản phẩm làm ra đều được dán nhãn và có mã vạch cho từng loại sản phẩm. Tổ sản xuất cử ra một tổ trưởng có nhiệm vụ tiêu thụ các sản phẩm do tổ viên sản xuất ra và sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại các bếp ăn tập thể.

Ưu điểm của hình thức này là: (1) có thể sản xuất ra lượng sản phẩm lớn, có thể đáp ứng cho các hợp đồng thu mua sản phẩm có khối lượng lớn và

theo chủng loại hàng hoá đã xác định; và (2) có thể quản lý được chất lượng

đầu vào của sản phẩm, chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất, giá thành sản xuất các mặt hàng tương đối ổn định nên chủ động trong việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù vậy hình thức này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát chất lượng, liên kết chứng nhận chất lượng sản phẩm. Do quy mô sản xuất nhỏ, có nhiều cá nhân tham gia nên khó thống nhất được quy trình giám sát chất lượng và liên kết với các tổ chức cấp chứng chỉ.

- Hình thức các HTX sản xuất rau an toàn

Hình thức này được tổ chức dưới dạng các HTX sản xuất rau an toàn, nông dân cùng nhau cam kết thực hiện chung một quy trình sản xuất và cùng

xây dựng thương hiệu, ví dụ như HTX rau an toàn Vân Nội, HTX rau an toàn Lĩnh Nam v.v... Tuy là hợp tác xã, song hình thức liên kết giữa các cá nhân cũng không chặt chẽ. Hợp tác xã cử ra một cán bộ phụ trách, chịu trách nhiệm liên hệ thị trường tiêu thụ. Khi có thị trường, các cá nhân tự sản xuất và bán hàng trực tiếp. Khó khăn của hình thức này là sản xuất vẫn mang tính cá thể, không có kế hoạch thống nhất, không thống nhất được hình thức giám sát chất lượng mà chủ yếu thông qua cam kết (mang tính hương ước), do đó Ban chủ nhiệm HTX không cân đối được sản phẩm, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mặc khác, vai trò của Ban chủ nhiệm HTX thường chỉ là tuyên truyền và vận động người dân thưc hiện đúng các quy trình trong sản xuất rau an toàn, chưa có chế tài và có người chịu trách nhiệm cụ thể, do đó khó đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Tóm lại, dù mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm nhất định

nhưng nhìn chung người trồng rau ở Hà Nội đều đang nỗ lực tìm ra các hình thức liên kết phù hợp để tạo vùng sản xuất lớn, ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường đặc biệt là yêu cầu trong việc ký các hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Nhiều địa phương cũng đã nỗ lực trong việc xây dựng thương hiệu thông qua việc tổ chức các hợp tác xã, tổ sản xuất để cùng nhau cam kết đảm bảo chất

lượng sản phẩm, hướng tới xây dựng thương hiệu cho chính mình.Tuy nhiên,

tồn tại lớn nhất của các hình thức liên kết này là đều chưa có một ông chủ thực sự, chưa có người chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý sản xuất và giám sát chất lượng, chính vì vậy việc điều tiết kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và quản lý chất lượng còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do việc quản lý của các hình thức liên kết còn chưa chặt chẽ, không có đầu mối chịu trách nhiệm chính nên khó ký được các hợp đồng giám sát chất lượng và cấp chứng chỉ sản phẩm.

Hình thức trang trại tuy có nhiều thuận lợi trong việc chủ động sản xuất và giám sát chất lượng nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tích tụ đất, quy hoạch vùng và cơ chế phối hợp giữa chủ trang trại với người sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w