Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực,

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 67 - 72)

nông dân trồng cà phê chủ yếu là tự phát, không có nhiều kiến thức về cây trồng, cách chăm sóc và thu hái. Chính vì những hạn hẹp về trình độ trên mà chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam không cao, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung cà thị trường EU nói riêng.

Tuy nhiên, gần đây trình độ phát triển nguồn nhân lực đã được từng bước chú trọng hơn. Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay nước ta có khoảng 13 trường đại học, cao đẳng có ngành đào tạo về nông lâm nghiệp, nổi lên là 2 trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Đại học Nông lâm TPHCM. Về phía cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, các trung tâm có khoảng 60% trường có dạy nghề nông lâm. Ngoài ra còn có 28 viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ NN&PTNT, Hiệp Hội VICOFA và các cơ quan có liên quan cũng đã tích cực phổ biến các kiến thức, kĩ thuật canh tác cà phê cho các hộ nông dân thông qua các chương trình khuyến nông, các buổi tọa đàm, hội thảo nông nghiệp.

4.2.3. Nguồn vốn

Sản xuất cà phê chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình nhỏ lẻ, vốn đầu tư cho vườn nhà là rất hạn chế, đa số phải vay từ các ngân hàng, chủ yếu là Ngân hàng NN&PTNT. Ngân hàng này tiến hành cả cho vay theo vụ và cho vay trồng mới nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi cà phê Arabica. Những người trồng cà phê Robusta vẫn có thể vay vốn từ ngân hàng với những điều kiện cụ thể nhưng nguồn tín dụng cho những người này rất hạn chế. Đối với cà phê, thời gian cho vay không dài, thường là 1 năm, cho vay làm 3 lần, nên nhiều khi người nông dân phải bán cà phê trong giai đoạn giá thấp để trả nợ và để có thể vay cho vụ tiếp theo, làm lợi nhuận thu được ít, thậm chí là lỗ vốn. Một mặt khác, người nông dân không có vốn phải đi ứng trước hoăc mua chịu vật tư, phân bón của các đại lý, đến kì thu hoạch thường phải bán non để có tiền trả nợ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Về phía doanh nghiệp thì có vốn lớn không nhiều, đặc biệt mỏng so với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động cùng lĩnh vực. Các doanh nghiệp cần tiền cho việc thu mua, sản xuất, dự trữ và xuất khẩu, tuy nhiên, do hạn chế về vốn nên chỉ đáp ứng 1 phần, còn lại phải huy động vốn vay từ ngân hàng. Thế nhưng do lãi suất cao và

thời gian vay ngắn nên hoạt động gặp nhiều khó khăn.

4.2.4. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng cho ngành cà phê nhìn chung còn kém. Ngoài một số các doanh nghiệp có hệ thống trồng trọt, chế biến, hệ thống sân phơi thích hợp thì hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng diện tích quanh nhà làm sân phơi, chưa có điều kiện xây sân xi măng nên phải phơi sân đất, không có đủ diện tích nên phơi cà phê với mật độ dày, thiếu nắng làm ảnh hưởng chất lượng cà phê. Hệ thống đường xá, hồ đập thủy lợi, điện nước… chưa phát triển. Cảng biển thì tập trung ở những thành phố lớn, xa vùng nguyên liệu cà phê nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các nhà máy chế biến chưa thật sự phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu.

4.2.5. Vận tải chuyên chở

Việc vận tải và chuyên chở từ nơi trồng trọt đến nơi sản xuất, chế biến được thực hiện gần như bằng đường bộ. 85% cà phê được trồng trọt ở các hộ gia đình nhỏ lẻ, các hộ này hầu như đều có những phương tiện chuyên chở thô sơ như xe ba gác, xe máy xới… Các doanh nghiệp thu mua cà phê với số lượng lớn thì có thể chuyên chở thông qua các công ty vận chuyển. Còn việc chuyên chở hàng hóa xuất khẩu sang nước ngoài được thực hiện chủ yếu bằng vận tải biển, gần đây có phát triển thêm vận tải đường hàng không. Thời gian gần đây, ngành vận tải biển và kho bãi đã có nhiều người tập trung ở những thành phố như Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Ninh… nên việc chuyên chở từ các vùng nông thôn trồng trọt, sản xuất gặp nhiều khó khăn, tốn chi phí. Bên cạnh đó, việc giá xăng dần tăng cao làm giá cước vận tải biển tăng 15-20% trong năm 2010 cũng có tác động đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

4.2.6. Vai trò của Nhà nước

4.2.6.1. Chính sách đất đai

Vào năm 2003, Luật Đất đai được thay đổi cho phép quyền sử dụng đất được chuyển nhượng, được thừa kế và sử dụng làm tài sản thế chấp, đã tạo nhiều thuận lợi cho người nông dân nói chung và người trồng cà phê nói riêng, đặc biệt là trong việc sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Có một vấn đề cụ thể phát sinh trong ngành cà phê trước đây là, đất trước đây được coi là đất rừng thì không

được dùng vào mục đích nông nghiệp, khiến cho nhóm người dân di cư không chính thức, phát rừng trồng cà phê không thể đăng kí đất. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng tiêp cận nguồn vốn vay trên mức tối thiểu của nông dân vì họ cần phải có quyền sử dụng đất hợp lệ. Tuy nhiên Luật Đất đại 2003 đã cho phép chuyển đất rừng đang sử dụng vào sản xuất và đất không sử dụng thành đất nông nghiệp, miễn sao nông dân đăng kí việc chuyển đổi này với phòng nhà đất của chính quyền.

4.2.6.2. Chính sách tín dụng

Nhà nước đã ban hành những chính sách cho vay tạo điều kiện cho các đối tượng hoạt động trong ngành cà phê có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh và hiệu quả. Chẳng hạn như cho phép dư nợ tín dụng cho vay nông nghiệp được gia tăng, mức vay tối đa được tăng lên, mức cho vay tối đa không đảm bảo bằng tài sản sẽ là 50 triệu đồng đối với hộ sản xuất, 200 triệu đồng đối với các nông trại, HTX. Bên cạnh đó, hình thức cho vay không thể chấp cũng được triển khai để hỗ trợ nông dân nghèo. Một số trường hợp khách hàng chưa trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan thì được xem xét gia hạn thời gian trả nợ. Để hỗ trợ tín dụng cho việc thu hoạch, tăng chất lượng sản phẩm, Nhà nước ban hành Quyết định 63/2010/QĐ-TT của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 25/10/2010, theo đó các tổ chức, cá nhân có thể được vay ưu đãi qua hệ thống Ngân hàng NN&PTNT để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

4.2.6.3. Công tác định hướng, quy hoạch

Nhà nước đã đưa ra một số định hướng nhằm hỗ trợ ngành cà phê phát triển bền vững trong tương lai, chẳng hạn như Quyết định 150/2005/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ, theo đó diện tích ổn định từ 450000-500000 ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/ năm. Tiến hành thâm canh cao 200000 ha cà phê theo Quyết định sô 3988/QĐ-BNN-TT của Bộ NN&PTNT.

4.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỪA QUA

4.3.1. Điểm mạnh

 Việt Nam có lợi thế về mặt điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai rất thích hợp cho việc trồng trọt cà phê, đảm bảo cho cây cà phê sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao, có hương vị thơm ngon riêng biệt. Diện tích đất trồng lớn, màu mỡ, giàu dinh dưỡng giúp Việt Nam thu được sản lượng cà phê lớn, trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.

 Bên cạnh đó, Việt Nam còn có một lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ, tỉ lệ dân số trẻ cao, có đức tính cần cù, chịu khó, hăng say lao động. Nguồn nhân lực dồi dào sẽ giúp cho việc trồng trọt, thu hoạch cũng như sản xuất được đẩy mạnh, đảm bảo đúng tiến độ cần thiết trong mùa vụ.

 Mặt khác, Việt Nam còn có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cà phê khá cao, duy trì được thị phần ổn định trên thị trường EU về mặt hàng cà phê nhân. Từ đó, tạo ra cơ hội để Việt Nam có thể thu hút được nguồn vốn ưu đãi, tài trợ cũng như công nghệ từ nước ngoài đầu tư vào ngành cà phê Việt Nam.

 Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia nên luôn dành được sự quan tâm của cơ quan các cấp và chính phủ như các chính sách đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ người nông dân và doanh nghiệp kinh doanh cà phê.

 Một điểm nữa, tuy không cao nhưng cũng đáng khích lệ là thương hiệu cà phê Trung Nguyên của Việt Nam đã xâm nhập vào, được đánh giá và bước đầu xây dựng thương hiệu trên thị trường EU. Đây sẽ là một khởi đầu, bước kích thích giúp các doanh nghiệp Việt Nam khác mạnh dạn hơn trong việc xây dựng thương hiệu trên EU cũng như tạo điều kiện phát triển hơn nữa cho mặt hàng cà phê hòa tan.

4.3.2. Điểm yếu

Bên cạnh một số điểm mạnh thì còn nhiều điểm yếu hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU mà Việt Nam cần phải khắc phục.

 Chất lượng cà phê còn thấp do:

- Cây trồng cà chất lượng vườn cà phê không đảm bảo

- Chăm sóc không đúng cách

- Thu hoạch và bảo quản chưa đúng yêu cầu

- Công nghệ sơ chế, chế biến lạc hậu

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ

- Cải tiến quy chuẩn chất lượng cà phê diễn ra chậm  Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo  Cơ cấu chủng loại chưa phù hợp

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w