Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 76 - 81)

26 Bộ NN&PTNN,

5.2.3. Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường EU

trường EU

5.2.3.1. Về phía doanh nghiệp

Như ta đã biết, có 2 loại kênh phân phối: kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Với việc xây dựng kênh phân phối trực tiếp, đòi hỏi phải có khả năng thực hiện hàng chuỗi tác nghiệp phức tạp, đa dạng và rất tốn kém trong việc đầu tư, những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không đủ năng lực để làm được điều này, cần phải có một tập đoàn hoặc tổng công ty lớn như Tập đoàn Thái Hòa, Tổng công ty Cà phê Việt Nam mới xây dựng được. Mô hình đề xuất như sau:

Một tập đoàn hoặc tổng công ty lớn quản lý trung tâm thu mua hàng xuất khẩu. Trung tâm này có thể bao gồm hoặc lấy hàng từ các công ty chế biến, thu mua cà phê, doanh nghiệp vừa và nhỏ; thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện ở các TTTM lớn tại EU như Paris, Berlin. Văn phòng này làm nhiệm vụ quản lý kênh phân phối tại EU, điều hành kinh doanh tại TTTM, quản lý kho bãi, vận tải ở EU; trong đó, với chức năng điều hành thì bao gồm luôn nhiệm vụ liên kết, phân phối cà phê đến các siêu thị, cửa hàng tại thị trường EU.

Để xây dựng được kênh phân phối này thì cần một số vốn lớn, nguồn vốn không chỉ lấy từ tổng công ty quản lý mà có thể được đóng góp từ các công ty thành viên, những nhà sản xuất cam kết tham gia xuất khẩu sản phẩm của mình, hoặc có thể là hỗ trợ từ Nhà nước như Quỹ bình ổn sản xuất, hỗ trợ nông nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Việt Nam vào EU, những buổi hội chợ, festival cà phê, những hội nghị của các hiệp hội cà phê ở EU để có cơ hội gặp gỡ các đối tác lớn. Tổ chức hội chợ thương mại, hội nghị khách hàng để giới thiệu những sản phẩm cà phê mới của mình. Tham gia giao dịch sản phẩm trên Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuộc, đẩy mạnh tham gia các sàn giao dịch cà phê lớn tại EU như London. Hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp Việt kiều ở EU để mở rộng mạng lưới tiêu thụ.

5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VĨ MÔ CỤ THỂ

5.3.1. Nâng cao chất lượng cà phê và vệ sinh an toàn thực phẩm

Đầu tiên, để giải quyết vấn đề cây giống thì đòi hỏi phải có được giống cà phê tốt, phù hợp và đủ để đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như Bộ NN&PTNT cần tạo điều kiện, liên kết với các nước, tổ chức các buổi tham quan, các khóa học đào tạo cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện KHKT Nông nghiệp và các trung tâm giống được giao lưu học hỏi tại những trung tâm nghiên cứu của Brazil, Colombia… về các phương pháp nghiên cứu tiên tiến. Bên cạnh đó, hỗ trợ cho Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên triển khai các dự án nhân chồi cây giống như hỗ trợ về kinh phí thực hiện, khuyến khích các doanh nghiệp lớn cùng tham gia đầu tư vườn nhân chồi cà phê.

Giai đoạn sau thu hoạch là giai đoạn quan trọng và quyết định đến chất lượng cà phê. Nếu quy trình chế biến sau thu hoạch làm không đúng thì dù có điều chỉnh hay chế biến trên loại máy hiện đại nào sau đó, cũng không thể có cà phê chất lượng cao được. Vì vậy, VICOFA nên có các buổi đào tạo, hướng dẫn về trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê, tổ chức các chương trinhg tham quan học tập những mô hình trồng và chế biến cà phê điển hình, tiên tiến.

Để cải tiến công nghệ sơ chế và chế biến, Nhà nước hỗ trợ nông dân có sân phơi, máy sấy, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư các dây chuyền chế biến hiện đại thông qua hỗ trợ về vốn, ưu đãi thuế nhập khẩu đối với một số máy móc như máy xay xát, máy tưới, máy phân loại cà phê… (vấn đề hỗ trợ vốn sẽ được nói rõ hơn trong các giải pháp phía sau). Đầu tư sân phơi và máy sấy là cần thiết đối

với phương pháp chế biến khô, còn đối với chế biến ướt hoặc nửa ướt, Cục Khuyến nông cần tuyên truyền thêm kiến thức về chế biến ướt. Bên cạnh đó, cần đảm bảo cà phê chế biến ướt được mua đúng với giá trị của nó thì mới khuyến khích được các hộ trồng cà phê quan tâm đến phương pháp chế biến này để nâng cao hơn nữa chất lượng cà phê.

5.3.2. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng cà phê có giá trị gia tăng cao có giá trị gia tăng cao

Công tác quy hoạch vùng là một trong những giải pháp quan trọng. Bộ NN&PTNT cần nhanh chóng quy hoạch và phát triển loại cà phê Arabica phù hợp với thị hiếu tại EU, đảm bảo nguyên tắc hoạt động trong nền kinh tế thị trường là “bán những thứ mà thị trường cần chứ không phải bán những thứ mà mình có”. Cần chú ý tránh trồng mới, chỉ tập trung thâm canh loại cà phê Robusta, mở rộng diện tích cà phê Arabica ở những vùng thích hợp, hướng đến diện tích cà phê Arabica chiếm 10% tổng diện tích cà phê của cả nước năm 2020 như mục tiêu đã đề ra.

Hỗ trợ vốn cho các trung tâm giống có điều kiện nghiên cứu tạo ra các giống mới, đặc biệt là loại Arabica cho năng suất cao, kháng bệnh tốt. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ vốn và kĩ thuật canh tác cho người nông dân trong việc mở rộng diện tích Arabica, vì giá thành trồng trọt, sản xuất Arabica là khá cao hơn so với Robusta. Nguồn vốn này có thể trích từ ngân sách Nhà nước hoặc từ nguồn tài trợ ODA.

Với định hướng năm 2020 xây dựng một ngành cà phê phát triển bền vững, cà phê có chứng chỉ đạt 50% diện tích vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 thì Bộ NN&PTNT phải từng bước chuyển giao kĩ thuật canh tác cà phê bền vững theo Bộ Nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê 4C, UTZ, tuyên truyền về xu thế hiện nay của thế giới cũng như EU là các loại cà phê bền vững, đạt các chứng nhận quốc tế như Fair-trade, RFA… xuống các cấp địa phương, hộ nông dân qua kênh truyền hình, báo đài, các chương trình hội thảo, chuyên đề. VICOFA, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng các tập đoàn kinh doanh cà phê lớn, thành lập các trung tâm tập huấn dành cho nông dân trồng cà phê, trang bị các phương tiện tập huấn, phòng thí nghiệm cùng các mô hình thực nghiệm nhằm giới thiệu và giúp nông dân áp dụng

các phương pháp canh tác bền vững, đáp ứng các chứng chỉ quốc tế về cà phê.

5.3.3. Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường EU trường EU

Đẩy mạnh mối quan hệ thương mại Việt Nam-EU, kí kết các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam với EU, hiệp định đa phương ASEAN-EU, từ đó giảm được các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu và phân phối cà phê sang thị trường này, thu hút đầu tư của EU vào Việt Nam.

Đồng thời, tăng cường hợp tác với các tổ chức cà phê tại EU như ECF, SCAE, VICOFA cũng chủ động tham gia vào các tổ chức này, từ đó một mặt có thể tận dụng các hỗ trợ về kĩ thuật, tài chính để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kênh phân phối sang EU, vì hiện tại nguồn vốn các doanh nghiệp nước ta còn rất hạn hẹp, chưa đủ khả năng xây dựng kênh phân phối riêng; mặt khác, đây là cơ hội để tiếp cận với các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp rang xay chế biến cà phê lớn tại đây, giúp hạn chế được xuất khẩu gián tiếp qua các doanh nghiệp trung gian.

Đại sứ quán Việt Nam tại các nước EU cần phải hỗ trợ tích cực, cung cấp các thông tin về tình hình thị trường hệ thống pháp lý, đối thủ cạnh tranh, giải đáp các thắc mắc thương mại cho các doanh nghiệp trong nước; bên cạnh đó, tư vấn cho các doanh nghiệp cách thức tìm hiểu và tiếp cận thị trường để có thể tận dụng các cơ hội và lường trước những rủi ro khi xây dựng kênh phân phối sang thị trường này. Tạo lập môi trường pháp lý để thương mại điện tử phát triển, giúp việc hoạt động thương mại với các doanh nghiệp ở EU thuận tiện hơn. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tăng cường quảng cáo, kí kết hợp đồng, phân phối cà phê sang EU.

KẾT LUẬN

Đánh giá đúng thực trạng và nâng cao khả năng xuất khẩu của mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU là một yêu cầu cấp thiết và tất yếu. Vì vậy, đề án đã tập trung nghiên cứu đề tài và đạt những kết quả chủ yếu như sau:

Hệ thống lại các lý luận chung về xuất khẩu, bao gồm khái niệm xuất khẩu, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, vai trò xuất khẩu… làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Khẳng định sự cần thiết của việc xuất khẩu và nâng cao chất lượng xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU do tầm quan trọng của thị trường này trong việc mở rộng sang các thị trường mới, tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường cũng như những hạn chế còn tồn tại của cà phê Việt Nam. Rút ra được các bài học kinh nghiệm từ việc học hỏi Brazil và các nước khác trên thế giới. Sử dụng những cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường này như Brazil, Colombia, Indonesia… Đề án chỉ ra được những mặt hạn chế, cũng như thế mạnh của cà phê Việt. Đồng thời, thấy được những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp phải trên thị trường EU. Ngoài lợi thế về điều kiện khí hậu, tự nhiên, nguồn nhân công rẻ, dồi dào, … thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam còn tồn đọng những mặt hạn chế như chất lượng thấp, xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, ít qua chế biến; chủng loại chưa phong phú, đa dạng; phần lớn xuất khẩu qua trung gian, chưa xây dựng được thương hiệu…mà ngành cà phê Việt Nam cần phải khắc phục.

Dựa trên những cơ sở về dự báo nhu cầu cà phê của EU, những phân tích và tìm hiểu được, đề tài xin đề xuất một số giải pháp nằm nâng cao chất lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU như nâng cao chất lượng cà phê; tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối; xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt. Hi vọng với những tìm hiểu và giải pháp trên, đề tài này có thể góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU thời gian tới, mang lại những lợi ích thiết thực cho nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w