Đoàn Triệu Nhạn (2007) 23 [2],

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 61 - 64)

Nguồn: ICO, 2012 B

Một chỉ tiêu đi đôi với chất lượng đó là vệ sinh an toàn thực phẩm. Vệ sinh an toàn thực phẩm xác định dựa trên các vấn đề liên quan đến vi sinh vật có khả năng gây bệnh, gây ô nhiễm công nghiệp, gây dị ứng , kim loại nặng, chất cặn thuốc trừ sâu, vật thể lạ và phụ gia thực phẩm… Ngành cà phê của Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được những vấn đề trên, Việc sản xuất nhỏ lẻ, các hộ gia đình thiếu sân phơi, phải phơi sân đất; không có máy sấy, phải phụ thuộc vào thời tiết; công nghệ sản xuất lạc hậu; sử dụng lao động thủ công là chủ yếu… làm cho phần nhiều sản phẩm cà phê Việt Nam vẫn chưa đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi đó các nước như Brazil, Colombia, Peru sử dụng quy trình sản xuất cà phê tiên tiến, tạo ra những sản phẩm cà phê sạch, đạt yêu cầu vệ sinh thực phẩm. Các nước này trong quá trình trồng trọt đến sản xuất đều đảm bảo tuân thủ hàm lượng chất hóa học, phân bón, cà phê được phơi, sấy ở những cơ sở tiêu chuẩn, sử dụng phổ biến các công cụ máy móc hiện đại trong công nghệ chế biến, hạn chế lao động thủ công do con người thực hiện để sản phẩm cà phê được vệ sinh. Đặc biệt, Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia (FNC) còn có một trung tâm nghiên cứu và phát triển những kỹ thuật trồng cà phê thân thiện với môi trường như kỹ thuật kiểm soát sâu bệnh an toàn, kỹ thuật phân bón hữu cơ, quá trình chế ướt sử dụng ít nước… Vì thế, vệ sinh an toàn thực phẩm là một bất lợi của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khi xuất khẩu cà phê vào EU.

Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:

4.1.5.1. Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA

So sánh hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam với một số đối thủ khác tại EU năm 2010, ta thấy cà phê xuất khẩu của Việt Nam có năng lực cạnh tranh tương đối.

Bảng 3-15 Hệ số RCA của một số quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường EU năm 2012

Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn ICO

Colombia, quốc gia nổi tiếng với loại cà phê Arabica chát lượng cao có RCA khá lớn là 56.72. Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới có chỉ số là 27.69. Nhìn chung, so với các quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh, Việt Nam có chỉ số RCA thấp hơn, đặc biệt so với Honduras, Guatemala, Colombia… đều là các nước xuất khẩu chủ yếu loại cà phê Arabica.

Còn so sánh với các quốc gia khu vực Châu Á là Indonesia và Ấn Độ, ta thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn rõ rệt, do Việt Nam có sản lượng vượt trội hơn, Riêng về Ấn Độ thì chỉ số RCA < 2.5, lợi thế cạnh tranh thapa, 3 quốc gia khác cũng có lợi thế cạnh tranh là Côte d’Ivoire, Ecuador và Thụy Sĩ, đây là những nước xuất khẩu mặt hàng cà phê rang xay và hòa tan hàng đầu thị trường EU, Hoa Kì thì hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh.

4.1.5.2. Thị phần mặt hàng xuất khẩu

Nhìn chung thị phần cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU khá cao. Trong giai đoạn 2008-2012, Việt Nam đứng vị trí thứ 2 trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê vào thị trường này, chiếm thị phần trung bình 19.15%, xếp sau Brazil với thị phần 30.17%, chênh lệch khoảng cách thị phần là 11.02%, một con số khá lớn. Brazil và Việt Nam là 2 nước dẫn đầu, chỉ tính riêng thị phần của 2 nước đã chiếm tới gần 50% tổng lượng cà phê xuất khẩu vào EU, là 2 nước duy nhất có thị phần chiếm lên đến 2 con số. Như vậy, Việt Nam có thể nói là có lợi thế cạnh tranh về mặt thị phần

Biểu đồ 3-9 Thị phần trung bình của các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường EU giai đoạn 2008-2012

Nguồn: tính toán từ Europa

4.1.5.3. Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là khác nhau giữa các vùng miền và tùy thuộc vào phương thức sản xuất. Theo kết quả của Quỹ nghiên cứu ICARD-MISPA, chỉ số nguồn lực nội địa (DRC) của mặt hàng cà phê trong giai đoạn 1995-2000 cho thấy cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, các chỉ số DRC giai đoạn này đều < 1. Thế nhưng, độ lơnd của các chỉ số lại tăng dần qua các năm, đến năm 2000 đã xấp xỉ con số 1. Bước qua năm 2001, con số đột ngột tăng lên 1.7 và đạt mức cao nhất vào năm 2002 là 2.1. Điều này có thể giải thích là do sự tăng về chi phí các yếu tố đầu vào trong quá trình trồng trọt, sản xuất, chế biến như chi phí phân bón, nước tưới, xăng dầu, chi phí lao động, nhân công, trang bị công nghệ máy móc…

Về giai đoạn gần đây, theo đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” do Bộ NN&PTNT xây dựng, kết quả phân tích, đánh giá của các chuyên gia trong ngành cho thấy rằng, hiện tại Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân (khoảng 1 triệu tấn/ năm). Song do chi phí sản xuất tăng cao (năm 2010 giá thành sản xuất 1 kg cà phê nhân xô là 1.355 USD/tấn), cao hơn hẳn so với các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu vào EU như Brazil, Indonesia, Ấn Độ,…nên lợi thế cạnh tranh mặt hàng cà phê của Việt Nam khá thấp 24

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w