CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ Ở THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
3.2.2. Tình hình giá cả chất lượng
Mặc dù đối với nhiều mặt hàng, giá thấp có thể thu hút được nhiều người mua hơn, lượng như cà phê thì việc giá cà phê thấp có thể mang ý nghĩa rằng, nhà nhập khẩu chưa có đủ sự hài lòng để sẵn sàng trả mức giá cao cho sản phẩm cà phê đó. Do mặt hàng cà phê nhân của Việt Nam chiếm đến 99% tổng sản lượng cà phê Việt Nam xuất sang thị trường EU, cũng như EU nhập khẩu chủ yếu mặt hàng cà phê nhân nên giá cà phê xuất khẩu chủ yếu được quyết định bởi cà phê nhân. Vì vậy, trong nội dung đề tài, tác giả sẽ tập trung hơn vào việc đánh giá so sánh chỉ số giá xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân sang EU.
Mặc dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 vào EU, nhưng nhìn vào biểu đồ 2-1 ta thấy, giá cà phê nhân trung bình mà EU nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 2008- 2012 là thấp nhất trong số các quốc gia nhập khẩu cà phê nhân hàng đầu vào thị trường này.
Biểu đồ 2-5 Giá cà phê nhân xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU giai đoạn 2008-2012
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
So với Guatemala, quốc gia nổi tiếng với giá cà phê nhân Robusta cao thì năm 2011, giá cà phê Guatemala hơn giá của Việt Nam 2,49 lần. Còn so với đối thủ cạnh
tranh hàng đầu của Việt Nam về thị phần, nước Brazil, thì năm 2012, giá cũng cao hơn Việt Nam gần 2 lần mặc dù giá của Việt Nam đã tăng hơn so với những năm trước.
Các quốc gia có giá cao hàng đầu là Colombia (cà phê Arabica), Peru, Honduras, Brazil đều nằm ở khu vực Châu Mỹ La tinh. Nguyên nhân có thể kể đến là do những quốc gia này xuất khẩu chủ yếu chủng loại Arabica rất được ưa chuộng ở EU. Trong khi đó Việt Nam xuất khẩu chủ yếu loại Robusta. Mức giá loại Arabiaca này thường cao hơn loại Robusta rất nhiều, đặc biệt năm 2011 giá Arabica gấp gần 2,5 lần giá cà phê Robusta. Quay trở lại so sánh giữa các nước, ta thấy có một giai đoạn khá đặc biệt là 2008-2010, giá cà phê có sự biến động không đồng nhất, giá của Việt Nam giảm, Brazil giảm nhẹ, còn Colombia, Peru, Honduras lại tăng, đặc biệt là tăng mạnh những năm gần đây. Lý do là sự biến động giá giữa cà phê Arabica và Robusta, năm 2009 giá Arabica tăng nhưng Robusta lại giảm. Sản lượng cà phê của Colombia, nước sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới, giảm mạnh đột ngột 31% là nguyên nhân chính đẩy giá Arabica lên cao, còn nguồn cung Robusta lớn từ Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và hoạt động đầu cơ lũng đoạn thị trường Luân Đôn là nguyên nhân chính ép giá Robusta xuống thấp20/
Về mặt hàng cà phê rang xay và hòa tan, mức giá bình quân của các quốc gia hầu hết đều cao hơn Việt Nam rất nhiều, như Brazil cao hơn 1.9 lần; Colombia 2.1 lần và đặc biệt là Croatia với mức giá bình quân năm 2012 là 31.0351 EUR/ tấn, cao hơn Việt Nam gấp 8.4 lần.
Bảng 2-9 Giá cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU giai đoạn 2010-2012
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Nguyên nhân ảnh hưởng tới giá nổi bật lên vẫn là 2 vấn đề cơ cấu và chất lượng. Các quốc gia tập trung vào việc chế biến sâu mang lại sản phẩm có giá trị tăng cao, trong khi Việt Nam, cà phê chế biến rất đơn giản, lượng cà phê đã tách caffein thấp, chưa phù hợp với thị hiếu của thị trường EU. Các quốc gia cung cấp cà phê với chất lượng cao luôn đạt tiêu c huẩn, còn chất lượng cà phê Việt Nam thì bị đánh giá là thấp so với mặt bằng chung.
Nhìn chung, giá cà phê Việt Nam xuất sang EU vẫn ở mức thấp. Và như đã đề cập ở trên, với mặt hàng mà giá cà phê thể hiện chất lượng như cà phê thì điều này đồng nghĩa chất lượng cà phê Việt Nam hiện thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU.