Báo Đất Việt,

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 64 - 67)

4.1.5.4. Giá cà phê

Nhìn chung, giá cà phê Việt Nam xuất sang EU vẫn ở mức thấp. Và như đã đề cập ở trên, với mặt hàng mà giá cả thể hiện chất lượng như cà phê thì điều này đồng nghĩa chất lượng cà phê Việt Nam hiện thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, sẽ làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường EU.

4.1.5.5. Phương thức xuất khẩu hay phương thức phân phối

Cà phê Việt Nam chủ yếu thâm nhập vào EU gián tiếp qua các đầu mối trung gian hoặc đại lý là các doanh nghiệp nước ngoài. Sau đó, các trung gian hoặc đại lý này mới phân phối đến nhà nhập khẩu hay các công ty rang xay cà phê ở EU. Phần lớn cà phê Việt Nam chưa tiếp cận được với các nhà nhập khẩu, nếu có cũng là những doanh nghiệp lớn, chưa kể đến tiếp cận trực tiếp với các nhà bán lẻ và hệ thống siêu thị ở EU là con số hiếm. Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng xây dựng kênh phân phối riêng trên thị trường EU, điều này khiến cho các doanh nghiệp ít thu được những thông tin thị trường và phản hồi về sản phẩm cà phê đổi mới cho hợp lý.

Như vậy, các doanh nghiệp trung gian vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong kênh phân phối của cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Trung gian/ đại lý Nhà nhập khẩu EU

Công ty rang cà phê

Kênh cung cấp thực phẩm (các cơ quan, nhà hàng, quán cà phê, máy bán lẻ) Kênh bán lẻ (các siêu thị, cửa hàng cà phê, cửa hàng thực phẩm hữu cơ)

Các đơn vị Các vườn trồng cà phê

Các công ty rang cà phê VN hoặc thuộc sở hữu nước ngoải

Doanh nghiệp xuất khẩu VN

Hiệp hội/HTX/ người thu mua

Biên giới EU

Trong đó, các đối thủ cạnh tranh khác như Brazil, Colombia…thì hoạt động hiệu quả hơn. Brazil có Tổ chức các nhà xuất khẩu, đóng vai trò trong việc tìm kiếm và thỏa thuận trực tiếp với các nhà nhập khẩu, cà phê Bazil được sản xuất, xuất khẩu trực tiếp chứ không qua trung gian. Vì vậy vừa có lợi thế về giá, vừa tạo được uy tín, khách hàng tin dùng. Bên cạnh đó, Brazil còn thâm nhập vào hệ thóng siêu thị, tổ chức các chương trình thưởng thức cà phê miễn phí cho khách hàng, những

người mua sắm nhằm giới thiệu trực tiếp sản phẩm cà phê đến người tiêu dùng. Còn Colombia thì có FNC đóng vai trò thu mua cà phê trong nước và kết nối thẳng với doanh nghiệp rang xay tại EU, liên kết thị trường trong nước và nhà nhập khẩu EU, phân phối cà phê trực tiếp, không phải qua nhiều trung gian

4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG

XUẤT KHẨU

4.2.1. Điều kiện tự nhiên

triển của cây cà phê. Với 2 loại cà phê chính là Arabica và Robusta, khí hậu Việt Nam chia thành 2 miền rõ rệt thích ứng với từng loại cà phê trên. Cà phê Arabica thích hợp với miền phía Bắc, khí hậu cao, mùa dông lạnh, có mưa nhiều, độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Còn cà phê Robusta thích hợp với miền phía Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cà phê Robusta được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên chiếm đến 72% diện tích cả nước. Bên cạnh đó, điều kiện đất đai của Việt Nam cũng thuận lợi. Tính đến năm 2010, tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 540000 ha, đứng thứ 4 thế giới. Đất đai có thổ nhưỡng đạt giá trị kinh tế cao như đất đỏ bazan trải dài từ cao nguyên Trung Bộ đến vùng Đông Nam Bộ. Chính những điều kiện tự nhiên như thế đã giúp cà phê Việt Nam đạt năng suất sản lượng cao trên thế giới và có được những hương vị tự nhiên đặc trưng.

Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ gia đình tự ý chặt phá rừng nguyên sinh, đặc biệt ở Tây Nguyên và Động Nam Bộ, để lấy đất trồng cà phê đã khiến cho mực nước ngầm tụt sâu 10-20m so với trước đây khi còn là rừng nguyên sinh, ảnh hưởng đến lượng nước tưới cho cây cà phê. Đất trồng cà phê đang dần trở nên cằn cỗi do phần lớn diện tích trồng không đúng qui cách, chăm sóc không đúng kĩ thuật.

4.2.2. Nguồn nhân lực

Việt Nam với dân số cả nước gần 86 triệu người năm 2009, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực, cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ. Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước25. Tổng lực lượng lao động trong ngành cà phê chiếm khoảng 2% lực lượng lao động nước ta, đây là một lợi thế trong ngành cà phê của Việt Nam.

Hiện tại, ngành cà phê Việt Nam có gần 200 doanh nghiệp chế biến cà phê, trên 140 doanh nghiệp xuất khẩu, với 4 doanh nghiệp hàng đầu là Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Cà phê 2/9, Xuất nhập khẩu Intimex, Tập đoàn Thái Hòa, nhưng các doanh nghiệp có kinh nghiệm trên thị trường thế giới là không nhiều. Chất lượng, kĩ năng, trình độ của lao động trong ngành vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Những người

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w