THỜI GIAN ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 52 - 55)

3.3.1. Dự báo về sự thay đổi nhu cầu, xu hướng giá cả chất lượng , thị hiếu tiêu dùng thị hiếu tiêu dùng

Thị trường EU là một thị trường đầy tiềm năng về mặt hàng cà phê, là nơi nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và cũng là nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới với tỷ lệ 40.03% lượng cà phê tiêu thụ cà phê của thế giới năm 2013.

Bảng 2-12 Sản lượng nhập khẩu của các nước trên thế giới giai đoạn 2008- 2013

Nguồn: Europa và tính toán của tác giả từ nguồn Europa

Theo dự báo của bộ NN&PTNT, trong các năm tới, nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tăng bình quân 2%/năm. Tại EU, với mức tăng khoảng 0.6%/năm giai đoạn 200- 2010, thì dự báo thời gian tới mức tăng tiêu thụ cà phê ở EU vẫn sẽ duy trì ở tốc độ trên, thấp hơn so với thế giới. Trong đó, chủng loại cà phê Arabica chất lượng cao được ưa chuộng nhiều ở EU để sản xuất cà phê rang xay, chiếm khoảng 66% lượng nhập khẩu, nên dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê Arabica sẽ vẫn tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng 0.7%/năm. Thị trường cà phê hòa tan hứa hẹn nhiều triển vọng khi người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao sự tiện lợi của dòng sản phẩm này. Trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng, cà phê hòa tan được tiêu thụ nhiều nhất ở Anh, dự kiến nhu cầu về mặt hàng cà phê hòa tan sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Do mức sống cao nên nhu cầu thưởng thức cà phê của người dân EU cũng rất đa dạng về chủng loại và đòi hỏi khắt khe. Người dân EU ngày càng quan tâm đến những sản phẩm cà phê sạch, đạt chứng chỉ và chứng nhận quốc tế như cà phê đạt chứng nhận Fair-trade, chứng nhận UTZ, RFA… cũng như sự gia tăng của những cửa hàng cà phê tập trung vào phân khúc này, và điều này đã kích thích sự phát

triển của thị trường cà phê đặc biệt. Qua đó có thể thấy triển vọng của thị trường những sản phẩm cà phê này là rất lớn trong thời gian tới, dự báo tiêu thụ cà p hê đạt chứng nhận tại EU năm 2015 là 20-25% tổng khối lượng cà phê đạt chứng nhận giao dịch trên thế giới (CBI, 2009)

3.3.2. Dự báo về tình hình cạnh tranh

Là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, nhu cầu đa dạng nên EU là thị trường mục tiêu đối với các nước xuất khẩu cà phê, ngày càng có nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê sang thị trường này, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu như Brazil, Colombia, Honduras đã thâm nhập vào thị trường EU từ sớm, tạo dựng được thương hiệu riêng, Brazil, Colombia với mặt hàng cà phê Arabica dịu nổi tiếng thế giới rất được ưa chuộng trên thị trường này, đã có được một thị trường ổn định về người mua, mối tiêu thụ, thói quen sở thích sản phẩm… sẽ là một khó khăn lớn đối với Việt Nam trong việc cạnh tranh. Nhiều nước xuất khẩu vào EU các mặt hàng cà phê sạch, cà phê đạt chứng nhận và tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận Fair-trade… với chất lượng tốt, có được niềm tin của người tiêu dùng, trong khi đó cà phê Việt Nam lại chưa làm được điều này. Ngoài ra, một số nước có vị trí địa lý gần EU hơn Việt Nam nên có lợi về chi phí vận chuyển, làm tăng khả năng cạnh tranh hơn so với Việt Nam. Có thể nói, các nước cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt cả về số lượng tham gia lẫn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu, cơ cấu chủng loại, hình thức…

3.3.3. Dự báo về khả năng thay đổi các yêu cầu pháp lý đối với cà phê phê

Ngày 10/4/2013 vừa qua, Tổng cục Thương mại của Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo về việc đề xuất một bản dự thảo để bổ sung quy định của EU nhằm đối phó với các hành vi cạnh tranh không công bằng đối với hàng hóa xuất khẩu vào khu vực EU của các nước thứ 3 thông qua hành vi bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.

- Tăng cường khả năng dự báo cho các doanh nghiệp bằng việc thông báo các biện pháp chống phá giá hoặc chống trợ cấp hai tuần trước khi mức thuế được áp dụng

- Tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu hoàn thuế đã thu được trong thời gian xem xét lại thời hạn áp dụng của biện pháp trong trường hợp có kết luận không cần thiết duy trì các biện pháp phòng vệ thương mại sau 5 năm.

- Bảo vệ ngân hàng của EU khi xuất hiện nguy cơ bị trả đũa thông qua tự đề xuất điều tra mà không cần có yêu cầu chính thức từ phía ngành hàng.

- Ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không công bằng từ đối tác thương mại thông qua việc áp đặt mức thuế cao hơn đối với mặt hàng nhập khẩu từ những nước có sử dụng các hình thức trợ cấp không công bằng và gây ra sự bóp méo cấu trúc đối với thị trường nguyên liệu thô.

Tuy nhiên, các đề xuất pháp lý sẽ phải được Hội Đồng và Nghị viện châu Âu phê duyệt và chưa chắc đã có thể trở thành luật trước năm 2014.21

Dự báo nếu những đề xuất trên được chấp thuận, sẽ trở thành khó khăn lớn cho ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam. Vì giá cà phê Việt Nam luôn được cho là thấp vì có sự bảo trợ của Nhà nước, vì vậy hàng xuất khẩu nói chung, và nông sản xuất khẩu nói riêng của Việt Nam luôn gặp những tai tiếng về việc “bán phá giá” trên thi trường.

3.4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÀ PHÊ TRÊN

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 52 - 55)