Tình hình cạnh tranh trên thị trường

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ Ở THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

3.2.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường

EU nhập khẩu cà phê từ rất nhiều nước trên thế giới. Các quốc gia cung ứng cà phê hàng đầu vào EU là Brazil, Việt Nam, Uganda, Peru, Kenya, Indonesia, Ấn Đội, Guatemala, Honduras, Ethiopia, Colombia đã chiếm 80.2% tổng khối lượng cà phê nhân nhập khẩu của EU.

Bảng 2-10 Khối lượng cà phê 10 quốc gia hàng đầu xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: tấn

Nguồn: ECF, 2012, tr.8, 2011, tr.8

Biểu đồ 2-6 Thị phần xuất khẩu cà phê nhân vào EU năm 2012

Nguồn: Europa

Trong những năm trước, Brazil, Việt Nam và Colombia là 3 nhà cung ứng cà phê nhân hàng đầu cho EU, nhưng đến năm 2009, Indonesia đã thay Colombia trở thành nước xuất khẩu lớn thứ ba, Colombia bị đẩy xuống vị trí thứ 6, và năm 2012, vị trí của Colombia là thứ 7 và Honduras vươn lên vị trí thứ 3 thay Indonesia đang ở vị trí thứ 6. Nguyên nhân là do sản lượng cà phê của Colombia và Indonesia bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi và tác động tạm thời của chương trình trẻ hóa tại hai quốc gia này. Những cây trồng cũ được thay thế bởi những cây mới để đảm bảo cải thiện năng suất trong dài hạn, nhưng sẽ làm mất một khoảng thời gian trước khi các cây cà phê này có thể thu hoạch lại. Chỉ có Brazil và Việt nam là duy trì ổn định ở hai vị trí dẫn đầu, Brazil là nước có sản lượng xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất vào EU, mặc dù đã có lúc Việt Nam vươn lên vị trí thứ nhất (6 tháng đầu năm

2013).

Nguồn: Europa

Bên cạnh cà phê nhân thì mặt hàng cà phê rang xay và hòa tan cũng được xuất khẩu vào thị trường EU từ các nước như Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Brazil, Croatia… Năm 2012, 3 quốc gia đứng đầu xuất khẩu cà phê rang xay là Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và Brazil, đã chiếm gần 95% tổng lượng cà phê rang xay và hòa tan nhập khẩu của EU, trong đó có Thụy Sĩ thuộc hàng các nước phát triển với nhiều kĩ thuật và công nghệ chế biến tiên tiến đã chiếm đến 91.29% tổng lượng nhập khẩu năm 2012.

Là thị trường tiêu thụ và xuât khẩu cà phê lớn nhất thế giới, nhu cầu đa dạng nên EU là thị trường mục tiêu đối với các nước xuất khẩu cà phê, ngày càng có nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê sang thị trường này, do đó mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu như Brazil, Colombia, Honduras đã thâm nhập vào thị trường EU từ sớm, tạo dựng được thương hiệu riêng. Brazil, Colombia với mặt hàng cà phê Arabica dịu nổi tiếng thế giới rất được ưu chuộng trên thị trường này, có được một thị trường ổn định về người mua, mối tiêu thụ, thói quen sở thích sản phẩm…Nhiều nước xuất khẩu vào EU các mặt hàng cà phê sạch, cà phê đạt chứng nhận và tiêu chuẩn quốc tế…

Tóm lại, EU là thị trường hấp dẫn mà các nước xuất khẩu cà phê hướng đến. Vì vậy, Việt Nam cần nâng cao chất lượng cà phê hơn nữa để nắm được vị thế dẫn đầu

Bảng 2-11 Khối lượng 10 quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay vào thị trường EU giai đoạn 2010-2012

Trung gian Nhà nhập khẩu

Công ty rang cà phê

Kênh cung cấp thực phẩm Kênh bán lẻ

Các đơn vị Các hiệp hội cà phê

Các vườn trồng cà phê Nhà xuất khẩu

Công ty rang cà phê

Biên giới EU

và vững chắc so với các đối thủ cạnh tranh khác như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Colombia…

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w