Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng cà phê có giá trị gia tăng cao

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 75 - 76)

26 Bộ NN&PTNN,

5.2.2. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng cà phê có giá trị gia tăng cao

có giá trị gia tăng cao

5.2.2.1. Về phía doanh nghiệp

Ngoài cà phê Robusta, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân Arabica được ưa thích sang EU. Đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị, áp dụng các quy trình và phương pháp chế biến cà phê mới và tiên tiến để sản xuất các loại cà phê rang xay và hòa tan có giá trị gia tăng cao, tạo ra các sản phẩm cà phê đặc biệt mà thị trường EU có nhu cầu cao như cà phê hảo hạng và các sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế. Hỗ trợ người nông dân về vốn và kĩ thuật trong việc phát triển cà phê bền vững. Ngoài ra, tăng cường các hoạt động quảng cáo, marketing, cũng như hoạt động tuyên truyền lợi ích của việc uống cà phê để nâng mức tiêu dùng nội địa, nghiên cứu cụ thể nhu cầu thưởng thức cà phê của người tiêu dùng trong nước

cũng như EU để có những thay đổi và cải tiến sản phẩm.

5.2.2.2. Về phía người trồng cà phê

Người nông dân cần tự ý thức trồng cà phê theo quy hoạch, phổ biến và hướng dẫn của địa phương, không tự ý mở rộng diện tích Robusta bừa bãi. Tranh thủ sự hỗ trợ về kĩ thuật, kinh phí từ các dự án trong và ngoài nước của Nhà nước, từ hỗ trợ của doanh nghiệp để áp dụng các quy trình kỹ thuật canh tác cà phê bền vững, đạt chứng nhận quốc tế, đang xu hướng phát triển mạnh mẽ ở EU. Hạn chế và đi đến không sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu để đảm bảo thân thiện với môi trường… đây là những yếu tố người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w