CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 57 - 61)

KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU

4.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU

4.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

Trải qua giai đoạn 2000-2004, thị trường cà phê thế giới rơi vào khủng hoảng thừa, giá rớt xuống mức thấp nhất lịch sử khiến cho xuất khẩu cà phê của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng giảm sút, thì sau đó, bước vào năm 2005, tình hình đã khả quan trở lại và dần phục hồi. Thêm vào đó, việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO vào năm 2006 đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU đầy tiềm năng này. Khối lượng cà phê Việt Nam xuất sang EU giai đoạn 2005-2012 có sự gia tăng. Riêng giai đoạn 2007-2009, sản lượng xuất khẩu giảm rõ rệt do sản lượng sản xuất trong nước giảm, chịu ảnh hưởng bởi mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên kéo dài. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu cũng giảm 2,6% so với năm 2010 do hiện tượng rụng trái bất thường diễn ra trên diện rộng ở các tỉnh Đăk Nông, Đăk Lăk và tình trạng sâu bệnh ở nhiều nơi ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất.

Bảng 3-13 Khối lượng và tỷ trọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 2008-2012

Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa

So sánh giữa năm 2010 và 2012, ta thấy khối lượng cà phê xuất khẩu sang EU chênh lệch không nhiều, thậm chí sản lượng năm 2010 còn thấp hơn 2009, tuy nhiên mức tăng kim ngạch lại tương đối cao, đến gần 6.62%, đây là do sự gia tăng

mạnh về giá. Đặc biệt vào năm 2009, xuất khẩu tăng đến hơn 3000 tấn hơn kim ngạch lại giảm 18.59%. Ngược lại, năm 2012, sản lượng giảm đáng kể 2.6% nhưng kim ngạch lại tăng lên đến 31.11%. Lý do là giá cà phê biến động liên tục khiến cho thị trường EU cũng không ổn định, tăng giảm theo những biến động phức tạp của thị trường cà phê thế giới. Thế nhưng những năm gần đây, khối lượng và kim ngạch đã ổn định và đi theo chiều hướng gia tăng như biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 3-7 Khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008-2012

Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa

4.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Về cơ cấu chủng loại, Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là loại cà phê Robusta, chiếm khoảng 94% sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, loại cà phê Arabica chiếm chưa đến 5% cà phê chế biến thì gần 1%. Năm 2011 xuất vào EU mặt hàng cà phê nhân chưa rang, chưa tách caffein là 539.410 tấn trên tổng số 540.777 tấn, chiếm tỷ trọng tới 99.75%. Chủng loại xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam như vậy là chưa phù hợp với thị hiếu của thị trường EU, vì thị trường này ưa thích loại cà phê Arabica có hương vị dịu, hàm lượng caffein thấp chỉ một nửa so với Robusta. Loại cà phê này chiếm tỉ lệ 65.8% lượng cà phê nhập khẩu vào EU,

Robusta là 34%, các loại khác chỉ có 0.2%.

Về sản phẩm cà phê đã qua chế biến là cà phê rang xay và hòa tan, Việt Nam xuất khẩu sang với 1 tỉ trọng nhỏ. Năm 2011 xuất sang EU chỉ có 83.7 tấn cà phê rang xay và 258.4 tấn cà phê hòa tan, khối lượng xuất khẩu như vậy là không đáng kể so với tổng sản lượng cà phê Việt Nam xuất sang EU. Mặt hàng chủ yếu chỉ là những sản phẩm cà phê chế biến đơn giản, cà phê rang đã tách caffein chỉ có 0.2 tấn, còn lại 83.5 tấn là cà phê rang chưa tách caffein. Đối với những loại cà phê chế biến sâu yêu cầu kĩ thuật cao, hiện địa, Việt Nam sản xuất được rất ít.

4.1.3. Cơ cấu thị trường

4.1.4. Giá cả - chất lượng xuất khẩu

Do chủng loại xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là cà phê nhân nên mức giá xuất khẩu trung bình phần lớn do giá cà phê nhân quyết định. Ta có thể thấy ở biểu đồ trên, vượt qua giai đoạn khủng hoảng cà phê thì bước sang 2005, mức giá xuất khẩu trung bình của Việt Nam đã tăng trưởng ổn định. Mức giá tăng dần qua các năm và đạt mức 1.981 EUR/tấn năm 2008, gấp gần 2 lần so với năm 2005, một mức tăng đáng kể. Sang năm 2009, mức giá giảm xuống còn 1.456 EUR/tấn. Vào năm này, thị trường có sự biến động không đồng nhất, giá tăng mạnh với loại Arabica, song lại giảm mạnh với loại Robusta. Giá Robusta giảm là do trên sàn giao dịch Luân Đôn, hoạt động đầu cơ làm lũng đoạn thị trường cùng với nguồn cung Robusta lớn từ Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia. Trong khi đó, Việt nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta nên giá giảm theo như thị trường. Đến năm 2011, giá cà phê Việt Nam được thiết lập mức giá kỉ lục đến 2.5 EUR/tấn trong vòng 13 năm qua. Lý do khiến giá cà phê tăng mạnh vào thời gian đó là vì tình hình thời tiết ở nhiều nước trồng cà phê trên thế giới có những diễn biến bất thường. Lượng cà phê tồn kho lại ở mức thấp. Thêm vào đó là giá cả của hầu hết các mặt hàng nông sản đều có xu hướng tăng.

Biểu đồ 3-8 Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt NAm sang thị trường EU giai đoạn 2008-2013

Đơn vị: EUR/tấn

Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Tổng cục thống

Tuy diến biến theo chiều hướng gia tăng nhưng giá cà phê xuất khẩu của nước ta sang thị trường EU thường ở mức thấp hơn giá niêm yết tại sàn giao dịch Luân Đôn từ 100-150 EUR/tấn do chất lượng cà phê thấp, thiếu kinh nghiệm trong giao dịch đàm phán cũng như cà phê chủ yếu xuất khẩu thô, chưa có thương hiệu, dễ bị ép giá.

Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện tại, cà phê Việt Nam đang bị đánh giá là kém chất lượng rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường EU. Tổng số lỗi trong mẫu 300g cà phê nhân trung bình của toàn tỉnh Đăk Lăk là 375 lỗi niên vụ 2008/2009, cao gấp 2.35 lần so với niên vụ 2007/2008 (Công Luận, 2009). Có 3 hãng cà phê hàng đầu trên thị trường EU phải kể đến lần lượt là Kraft Nestlé và Sarah. Thế nhưng 3 hãng cà phê này hầu như đều không hài lòng về chất lượng cà phê của Việt Nam, cà phê xuất khẩu cho tập đoàn Nestlé đạt chuẩn chỉ có 53%.

phê (CQP – Coffee Quality Improvement Programme) và thông qua Nghị quyết 420. Nghị quyết này yêu cầu tất cả các nước xuất khẩu thành viên ICO, trong đó có Việt Nam phải khai báo các thông tin về chất lượng sản phẩm bao gồm số lỗi và độ ẩm lên C/O khi xuất khẩu. Trong số 25 nước thực hiện yêu cầu đó thì không có Việt Nam, vì bản tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 4193:2005 được coi là văn bản chuẩn để phân loại cà phê chưa được áp dụng rộng rãi.

Niên vụ 2005/2006, ở tất cả 10 cảng của EU gồm Amsterdam, Antwerp, Barcelona, Bremen, Genoa, Hamburg, La Havre, London, Rotterdam, Triest, tổng số cà phê bị loại là 1,485,750 bao 60 kg, trong đó Việt Nam chiếm 1,074,500 bao, tỉ lệ là 72.32%. Theo thống kê qua sàn giao dịch LIFFE ở Luân Đôn, niên vụ 2006/2007, tỉ lệ cà phê Việt Nam bị thải loại liên tục tăng22. Cụ thể trong số 708,300 bao bị thải loại thì Việt Nam chiếm tới 88%, gần 37.400 tấn. Niên vụ 2007/2008 có 2.4 triệu bao cà phê dưới chuẩn CQP, trong đó Việt Nam chiếm đến 61.53% khối lượng cà phê bị đánh giá là cà phê kém, xấu bị thải loại ở các cảng23. Nguyên nhân do Việt Nam chủ yếu bán cà phê ở dạng nhân xô, phân loại theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193- 93, bản tiêu chuẩn này chỉ đánh giá cà phê xuất khẩu rất đơn giản theo 3 tiêu chí về phần trăm lượng ẩm, hạt đen vỡ và tạp chất mà không xếp hạng theo số lỗi của cà phê. Đứng thứ 2 là cà phê của Indonesia, chiếm 11.93% niên vụ 2007/2008, chỉ gần bằng 1/5 lần cà phê kém xấu của Việt Nam. Qua đó, một thực tế phải nhìn nhận là cà phê nước ta xuất khẩu vào EU có khối lượng nhiều, đồng thời cũng bị thải loại nhiều nhất trên thị trường này.

Đánh giá chất lượng của các quốc gia khác, ta thấy bảng sau, chất lượng cà phê của các quốc gia hàng đầu khác xuất khẩu vào EU như Brazil, Honduras, Ecuador rất cao, đến 100% lượng cà phê là đảm bảo chất lượng, Colombia là 90.48%, ngay cả đến Ấn Độ, quốc gia thuộc khu vực Châu Ấ như Việt Nam, tỉ lệ đạt chuẩn cũng lên tới 97.73%.

Bảng 3-14Khối lượng cà phê xuất khẩu phân loại theo Nghị Quyết 420 của ICO, niên vụ 2012/2013

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 đến nay – Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2030 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w