17 Cơ cấu vốn là tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu của khu vực tư nhân tham gia vào dự án PPP.
1.3.5 Các kết quả nghiên cứu mới về PPP sau khủng hoảng tài chính và bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu về PPP trên thế giớ
học kinh nghiệm từ các nghiên cứu về PPP trên thế giới
Sau cuộc khủng hoảng tài chính (2008), thị trường PPP toàn cầu đã có bước thụt lùi đáng kể sau sự sụp đổ của một số ngân hàng và công ty bảo hiểm (Raisbeck, 2009). Tại châu Âu, một số ngân hàng hỗ trợ PPP như Fortis, Dexia, Depfa Bank plc và Eurohypo AG… đã phá sản và bị mua lại bởi các ngân hàng khác hoặc được chính phủ giải cứu, thị trường cho vay hợp vốn bị đóng băng. Điều kiện thị trường vốn hiện tại cho thấy hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động đến các dự án PPP. Bằng chứng là ở hầu hết các quốc gia, các dự án PPP mới chỉ được ký kết nếu có sự hỗ trợ phù hợp của chính phủ19 hoặc Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB). Ở các nước đang phát triển, nếu năm 2007 thu hút khoảng 161 tỉ USD với 318 dự án thì năm 2008 giảm còn 154 tỉ USD với 216 dự án. Năm 2009, tuy tình hình có cải thiện nhưng vốn đầu tư PPP chỉ tăng ở Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, vốn đầu tư PPP cũng giảm sút mạnh, năm 2007 thu
hút 23,1 tỉ USD với 126 dự án nhưng đến 2008 giảm 33%, còn 15,4 tỉ USD với 78 dự án. Trong giai đoạn 2000 – 2009, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào 4 quốc gia: Trung Quốc (chiếm 40% vốn đầu tư PPP của toàn khu vực), Malaysia (15%), Philippines (14%) và Indonesia (13%)20.
Việc sụt giảm đầu tư PPP đã gây ra sự hoài nghi: phải chăng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã triệt tiêu động lực của PPP? Để giải tỏa mối nghi ngờ trên, trong mục này, tác giả tổng hợp các công trình nghiên cứu thực hiện sau khủng hoảng tài chính để có đánh giá đa chiều về vấn đề có hay không khủng hoảng tài chính loại trừ PPP?