Hiện nay, không có cơ chế - chính sách cụ thể nào đề cập đến việc triển khai và chuyển nhượng đối với các dự án cầu/đường có thu phí mà tư nhân đầu tư tại Việt Nam (ngoài cơ chế BOT triển khai theo Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 nhưng cũng chưa phù hợp, Thủ tướng đang chỉ đạo tiếp tục điều chỉnh). Các nội dung chính liên quan đến chính sách thu hút nhà đầu tư tư nhân theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 như sau:
Điều 3: Nguyên tắc thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư:
• Vốn tư nhân tham gia dự án (không gồm phần tham gia của nhà nước) gồm vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, các nguồn vốn thương mại trong nước và quốc tế; các nguồn huy động khác theo nguyên tắc không dẫn đến nợ công.
• Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư phải đảm bảo tối thiểu bằng 30%, vốn vay thương mại, và các nguồn vốn khác (không có bảo lãnh của chính phủ) tối đa bằng 70% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án.
Điều 9: Phần tham gia của nhà nước:
• Phần tham gia của nhà nước là tổng hợp các hình thức tham gia của nhà nước bao gồm: vốn nhà nước, các ưu đãi đầu tư, các chính sách tài chính có liên quan, được tính trong tổng mức đầu tư, nhằm tăng tính khả thi của dự án. Căn cứ tính chất của từng dự án, phần tham gia của nhà nước có thể gồm một hoặc nhiều hình thức nêu trên. Phần tham gia của nhà nước không phải là phần góp
vốn chủ sở hữu trong Doanh nghiệp dự án (DNDA), không gắn với quyền được chia lợi nhuận từ nguồn thu của dự án.
• Tổng giá trị phần tham gia của nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của dự án, trừ trường hợp khác do Thủ tướng chính phủ quyết định.
• Trước khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Thủ tướng đề xuất phần tham gia của nhà nước, cơ chế bảo đảm đầu tư và các vấn đề khác vượt thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương.
Điều 10: vốn nhà nước trong phần tham gia của nhà nước:
• Vốn nhà nước có thể được sử dụng để trang trải một phần chi phí của dự án, xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư hoặc các công việc khác trong trường hợp cần thiết.
• Việc bảo lãnh của chính phủ và phần tham gia của nhà nước sẽ được xem xét, quyết định trên cơ sở từng dự án cụ thể, bảo đảm dự án khả thi về tài chính và khả năng cân đối vĩ mô của nhà nước.
Điều 36: quản lý và kinh doanh công trình
• Doanh nghiệp dự án thực hiện quản lý, kinh doanh công trình phù hợp với các quy định của pháp luật và các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng dự án.
• Doanh nghiệp dự án có thể thuê tổ chức quản lý thực hiện công việc tại mục 1 với điều kiện DNDA chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý.
Điều 43: quyền thế chấp tài sản
• Doanh nghiệp dự án được cầm cố, thế chấp các tài sản và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
• Việc cầm cố, thế chấp tài sản của DNDA phải được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ và hoạt động của dự án theo quy định tại hợp đồng dự án và phù hợp pháp luật.
Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg được đánh giá là dấu hiệu tích cực trong việc huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng, là một bước đột phá trong tư duy. Cụ thể, tạo điều kiện để huy động nguồn vốn tư nhân trong điều kiện NSNN không thể đáp ứng. Hơn nữa, so với Nghị định 108/2009/NĐ-CP về BOT, BTO, BT thì Quyết định 71 mở rộng phạm vi áp dụng cho nhiều lĩnh vực hơn, cụ thể: đường bộ, cầu, hầm đường bộ, bến phà; đường sắt, hầm đường sắt; giao thông đô thị; cảng hàng không, cảng biển, và các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ công khác theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. Từ trước đến nay vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, những lĩnh vực đầu tư trên là độc quyền của nhà nước, dù tư nhân hội đủ điều kiện về kỹ thuật và tài chính cũng không được tham gia. Với quy chế thí điểm cho phép các nhà đầu tư tư nhân trong và nước ngoài tham gia xây dựng CSHT, vị thế độc quyền được phá vỡ, điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Rõ ràng, tình trạng NSNN không thể đáp ứng nhu cầu nhưng vẫn cố giữ trách nhiệm này, dẫn đến tình trạng yếu kém của CSHT trở thành một nút thắt quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế là điều khó có thể chấp nhận.
Một đóng góp nữa của Quyết định 71/2010/QĐ-TTg là tạo sự đột phá trong việc cung cấp hàng hóa công. Với PPP, các dự án có chủ nhân thực sự. Tư nhân chiếm 70% vốn đầu tư, họ toàn quyền quyết định việc quản lý dự án nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí đã và đang xảy ra. Tình trạng NSNN trở thành “chùm khế ngọt” cho những kẻ tham nhũng “trèo hái mỗi ngày” sẽ được ngăn chặn có hiệu quả. Trong thời gian áp dụng thí điểm, quy chế PPP sẽ thường xuyên được đánh giá, bổ sung và sửa đổi để phù hợp hơn. Những dấu hiệu từ thực tế cho thấy, đầu tư theo hình thức PPP sẽ được các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đón nhận.
Tuy nhiên, với năng lực của các nhà đầu tư trong nước và tình hình huy động vốn hiện nay, quyết định số 71/2010/QĐ-TTg vẫn tồn tại những điều không hợp lý cần được giải quyết như sau:
Thứ nhất, tại khoản 2, điều 9, quy chế thí điểm quy định: “Tổng giá trị phần tham gia của nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của dự án, trừ trường hợp khác do Thủ tướng chính phủ quyết định”. Trong khi đó, khoản 4, điều 2 quy định:
“Phần tham gia của nhà nước là tổng hợp các hình thức tham gia của nhà nước bao gồm: vốn nhà nước, các ưu đãi đầu tư, các chính sách tài chính có liên quan, được tính trong tổng mức đầu tư của dự án, nhằm tăng tính khả thi của dự án”. Như vậy, phần tham gia của nhà nước quá ít và lại càng ít hơn khi tính cả “các ưu đãi đầu tư, các chính sách tài chính khác có liên quan”. Ở các nước phát triển, phần tham gia của nhà nước thường ở tỷ lệ cao hơn, như Cộng hòa Liên bang Đức, tỷ lệ này được quy định tối đa là 49%, Trung Quốc là 47.2%37. Ngoài ra, quy chế này quy định: “Phần tham gia của nhà nước không phải là phần góp vốn chủ sở hữu trong DNDA, không gắn với quyền được chia lợi nhuận từ nguồn thu của dự án”. Câu hỏi đặt ra là,
khi dự án gặp phải rủi ro bất khả kháng, chẳng hạn phải dừng do “chờ quy hoạch” và không thể thu hồi vốn đầu tư thì phần tham gia của nhà nước sẽ như thế nào? Thứ hai, tại khoản 8, điều 2, quy chế thí điểm quy định: “DNDA là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật để quản lý và thực hiện dự án trên cơ sở giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng dự án”. Như vậy, khi ký hợp đồng dự án và được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp mới, điều này không hợp lý. Tại sao những doanh nghiệp đã thành lập và hoạt động trong nhiều năm không được quản lý và thực hiện dự án, phải lãng phí thêm phần chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp mới.
Thứ ba, khoản 1, điều 22, quy chế thí điểm qui định: về việc bên cho vay tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ dự án trong trong trường hợp DNDA hoặc nhà đầu tư không thực hiện được các nghĩa vụ theo hợp đồng dự án hoặc hợp đồng vay. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này đòi hỏi vượt quá khả năng của bên cho vay là các ngân hàng và tổ chức tín dụng, gây khó khăn cho việc huy động vốn của nhà đầu tư.
Ngoài ra, giá thu phí của các dự án có sự tham gia của tư nhân được tính theo Thông tư 90/2004/TT/BTC ngày 07/09/2009 của Bộ Tài chính, quy định mức thu phí trung bình từ 1,5 đến 2 lần mức thu phí của các dự án được tài trợ bằng vốn ngân sách