Thảo luận kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.pdf (Trang 117 - 119)

a Predictors: (Constnt),

3.4.4 Thảo luận kết quả khảo sát

Phân tích tác động của các nhân tố đến mức độ sẵn lòng đầu tư của khu vực tư nhân vào đường bộ thông qua hàm hồi qui cho thấy:

• Khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư và đạt lợi nhuận kỳ vọng là trở ngại lớn nhất cho sự tham gia của tư nhân vào đường bộ. Nhà nước cần có những hỗ trợ thiết thực hơn mới có thể thu hút được khu vực này. Các mức ưu đãi dành cho tư nhân phải bảo đảm cho các chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận kỳ vọng trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực, để họ chấp nhận đầu tư hướng vào những lĩnh vực mà chính phủ muốn khuyến khích đầu tư.

• Thiếu một khung pháp lý minh bạch được xem là hạn chế đáng kể. Do bản chất quan liêu của hệ thống, gây ra sự chậm trễ, tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư, đồng thời sự phối hợp kém giữa các cơ quan chính phủ đã hạn chế sự tham gia của tư nhân. Bộ máy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn nước ngoài mà của toàn bộ quá trình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển. Bộ máy phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và nhạy bén về chính sách, với những thủ tục hành chính, những qui định pháp lý có tính chất tối thiểu, đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao, được giáo dục tốt và có kỷ luật, tôn trọng pháp luật. Theo kết quả nghiên cứu trên,

khung pháp lý hiện hành cản trở sự tham gia của khu vực tư nhân; được chứng minh bằng tỷ lệ mean của thang đo "khung pháp lý “ thấp.

• Một vấn đề nữa được khu vực tư nhân quan tâm là việc lựa chọn các đối tác tin cậy. Hình thức PPP thường được áp dụng đối với các dự án có vốn đầu tư lớn, một công ty tư nhân khó thực hiện thành công dự án một mình, cần thiết phải hợp tác với các đối tác khác trở thành một tổ hợp đầu tư, vừa chia sẻ rủi ro, vừa phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tìm kiếm đối tác không dễ dàng, nhất là năng lực các đối tác trong nước thấp.

• Sự thiếu niềm tin vào chính sách vĩ mô tiếp tục được minh họa với tỷ lệ mean của thang đo “kinh tế vĩ mô” thấp, thể hiện sự thất bại của chính phủ trong việc bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng. Những bất ổn kinh tế không chỉ làm dòng vốn FDI bị chững lại, thu hẹp, mà còn làm cho dòng vốn trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến những nơi "trú ẩn" mới an toàn và hấp dẫn hơn. Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Chính sách lãi suất và tỷ giá tác động trực tiếp đến dòng chảy FDI với tư cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định. Xem xét sự vận động của vốn nước ngoài ở các nước trên thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư dài hạn, nhất là FDI đổ vào một nước tỷ lệ thuận với sự gia tăng niềm tin của các chủ đầu tư, tỷ lệ nghịch với độ chênh lệch lãi suất trong - ngoài nước, trong - ngoài khu vực. Nếu chênh lệch càng cao, tư bản nước ngoài càng ưa đầu tư theo kiểu cho vay ngắn hạn, ít chịu rủi ro và hưởng lãi ngay trên chỉ số chênh lệch lãi đó. Một tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở từng giai đoạn thì khả năng thu lợi nhuận từ xuất khẩu càng lớn, sức hấp dẫn với vốn nước ngoài càng lớn. Một nước có mức tăng trưởng xuất khẩu cao sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư vì khả năng trả nợ của nước đó được bảo đảm hơn, mức độ mạo hiểm trong đầu tư sẽ giảm xuống.

• Vấn đề chia sẻ rủi ro cũng được các nhà đầu tư quan tâm trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực tư nhân chưa hài

lòng với mức độ chia sẻ rủi ro hiện nay của chính phủ.

• Thử nghiệm Anova cho thấy không có sự khác biệt về các nhân tố tác động đến mức sẵn lòng đầu tư của khu vực tư trong lĩnh vực đường bộ giữa các loại hình doanh nghiệp và loại hình đầu tư. Điều này phản ánh khu vực tư (trong và ngoài nước) khi tham gia đầu tư đều có những kỳ vọng giống nhau.

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.pdf (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)