World Bank (2010)

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.pdf (Trang 60 - 62)

35

 Bộ Giao thông vận tải http://www.mot.gov.vn

36

 Hội thảo “The Mekong forum 2011” tổ chức tại Hà Nội ngày 10/3/2011; “Chương trình đối tác công tư “ tổ chức vào ngày 12/5/2011 tại Hà Nội; Hội thảo về hợp tác công tư giữa Italy – Việt Nam tổ chức ngày 26/3/2011 tại TP.HCM; Hội thảo PPP do Worldbank tài trợ vào ngày 7/4/2011 tại Đà Nẵng…

nhà đầu tư đều bày tỏ mong muốn đầu tư, nhưng còn e ngại phải đối mặt với quá nhiều vấn đề về pháp lý liên quan đến đầu tư tư nhân, từ khung pháp lý, các quy định hiện hành đến chính sách tài trợ. Để khuyến khích đối tượng này, chính phủ đã điều chỉnh và bổ sung nhiều quy định mới theo hướng tạo sự thuận lợi cho các nhà đầu tư để thu hút đầu tư. Hiện nay, cơ chế áp dụng cho đầu tư tư nhân trong lĩnh vực đường bộ cụ thể như sau:

• Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

• Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

• Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

• Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh- chuyển giao (BOT), Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

• Quyết định 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của chính phủ về việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài.

• Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của chính phủ về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác Công - Tư.

• Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27/01/2011 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.

Luận án này chỉ tập trung phân tích quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo PPP vì hình thức này là cơ hội để giải quyết khó khăn về vốn đầu tư cho đường bộ hiện nay. Quyết định số 71/2010QD-TTg đã cung cấp một khung pháp lý cho hình thức hợp tác công-tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 15/01/2011 và dự kiến sẽ thúc đẩy phát triển các dự án PPP tại Việt Nam trong 3-5 năm tiếp theo. Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ cho

Bộ Kế hoạch và đầu tư giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển khung pháp lý về PPP với mục tiêu cải thiện cơ sở pháp lý cho đầu tư CSHT tại Việt Nam. Vì là hình thức thí điểm, nên tính pháp lý cho vấn đề này chỉ mang tính thí điểm, và các điều khoản cũng chưa rõ ràng như Thứ trưởng Bộ KH – ĐT Đặng Huy Đông đã phát biểu trên kênh thông tấn xã Việt Nam ngày 4/5/2011: “ Làm sao ngay bây giờ có thể trả

lời qui chế PPP thí điểm có phù hợp hay không? Phải làm rồi mới biết phù hợp hay không, không phù hợp thì điều chỉnh, vừa làm, vừa sửa”. Điều này cũng giải thích tại sao qui chế PPP bị cắt xén so với dự thảo ban đầu được các nhà tư vấn đề xuất.

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.pdf (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)