Những tồn tại và nguyên nhân 1 Hợp đồng BOT, BT

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.pdf (Trang 85 - 89)

39 VOVonline, Sẽ có thị trường PPPc ạnh tranh, ngày 4/5/2011

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 1 Hợp đồng BOT, BT

2.4.2.1 Hợp đồng BOT, BT

Bên cạnh những thành công, với kết quả phân tích ở mục 2.3 cho thấy đầu tư tư nhân tại Việt Nam còn nhiều vấn đề phải xem xét lại, đặc biệt là hiệu quả đầu tư, cụ thể:

Chưa thu hút được nhà đầu tư nước ngoài, nguyên nhân là do:

- Thị trường tài chính chưa phát triển và thiếu minh bạch: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, DNNN đang trong quá trình đổi mới, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, hệ thống thông tin yếu, các báo cáo tài chính chưa trung thực… Đối với các nhà đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp thì việc đầu tư vào thị trường tài chính không minh bạch sẽ là một quyết định không khôn ngoan. - Khoảng cách rất lớn giữa các qui định được ban hành với khả năng áp dụng

vào thực tiễn. Hơn nữa, các văn bản thay đổi liên tục gây lúng túng cho các nhà đầu tư. Hiện nay, các dự án thu hút đầu tư ngày càng nhiều nhưng thiếu cơ chế nên không thực hiện được.

- Thủ tục đầu tư phức tạp, rườm rà. Không có người chịu trách nhiệm về kết quả của dự án, thành công hay thất bại của dự án không ảnh hưởng đến các đơn vị được trao quyền mời chào, tìm kiếm nhà đầu tư.

- Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi không hợp lý và mỗi địa phương tự quy định khác nhau về chính sách ưu đãi đầu tư. Môi trường đầu tư còn nhiều rủi ro, phân biệt đối xử, làm cho tư nhân chưa mạnh dạn đầu tư.

- Những hiểu biết của nhà nước và nhà đầu tư trong nước về BOT chưa đầy đủ, nên trong quá trình đàm phán với đối tác nước ngoài, nhà nước không đánh giá chính xác hiệu quả của các dự án, không thương lượng các điều kiện hợp đồng thỏa đáng dẫn đến đàm phán luôn thất bại, và nhà đầu tư trong nước thì tự từ bỏ những dự án tốt mang lại lợi nhuận cao.

Nhà nước chưa thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin có liên quan đến dự

các thông tin về tài chính như thuế, lãi suất ưu đãi đầu tư, tuyển dụng lao động… để nhà đầu tư tính toán đầu vào chính xác.

Nhà nước quản lý đầu tư không hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu là do quy hoạch yếu; tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng vốn đầu tư, nhất là vốn ngân sách và ODA vẫn phổ biến và ngày càng nghiêm trọng; cơ chế quản lý đầu tư vừa lỏng lẻo, vừa phức tạp, cơ chế xin – cho chưa giải quyết triệt để. Ví dụ như cầu Đồng Nai, mặc dù biết rất rõ nguy cơ sập cầu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân, của đất nước, cần thiết phải xây dựng ngay trước khi xảy ra sự cố (mọi thủ tục pháp lý đối với những công trình thuộc dạng cấp bách đều được pháp luật cho phép rút ngắn) nhưng nhà nước lại chỉ định thầu cho Tổng Công ty Xây dựng số 1 thực hiện theo hợp đồng BOT. Trong thời gian nhà đầu tư thực hiện các thủ tục theo quy trình đầu tư thì không biết điều gì sẽ xảy ra với chiếc cầu này. Hoặc dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ rất hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn nhà nước tổ chức đầu thầu để có cơ hội đầu tư, nhưng nhà nước chỉ định thầu cho Ngân hàng phát triển Việt Nam, làm mất cơ hội lựa chọn được nhà đầu tư tốt hơn. Ngoài ra, do đầu tư dàn trải, tự phát nên không đủ vốn tài trợ cho tất cả dự án, dẫn đến các dự án hoặc thi công giữa chừng thì ngừng lại, hoặc đã thi công xong nhưng nhà nước không thể thanh toán cho nhà đầu tư. Chính vì vậy nhà nước không thể mạnh tay với khối DNNN đã cổ phần.

Các dự án đầu tư bằng vốn tư nhân trong nước rất ít và hiệu quảđầu tư thấp. Nhiều dự án sau khi thực hiện được một phần hoặc đã hoàn thành nhưng không hoàn vốn được, các nhà đầu tư phải bán dự án lại cho nhà nước nhằm giảm bớt thua lỗ. Nguyên nhân là do:

- Hiểu biết không chính xác về loại hình đang đầu tư nên không đề xuất được các điều kiện hỗ trợ dự án khả thi.

- Chất lượng công tác lập dự án còn thấp, xác định dòng tiền không chính xác, hầu hết các dự án phải điều chỉnh dự toán. Cụ thể:

Xác định chi phí dự án: Tổng mức đầu tư lập không chính xác, áp đặt ý chí chủ quan, ấn định trước tổng mức đầu tư theo kiểu “đẽo chân cho vừa giày”. Khi thực hiện, hầu hết tổng mức đầu tư đều tăng (có dự án tăng gấp 2 lần), tăng nhiều nhất là chi phí GPMB do: (1) công tác khảo sát xã hội, môi trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa xác định chính xác nguồn gốc nhà và đất nên khối lượng GPMB dự tính không đúng. Đơn giá do UBND tỉnh quyết định, bảo đảm sát với giá thực tế trong điều kiện chuyển nhượng bình thường, nhưng thời gian kể từ khi lập dự án đến thực hiện đền bù dài, giá thị trường biến động theo chiều hướng không ngừng gia tăng. Vì vậy kinh phí GPMB luôn bị vượt so với dự toán ban đầu; (2) chi phí GPMB lớn chiếm từ 10% - 40% tổng mức đầu tư. Những dự án BOT nằm trong vùng hấp dẫn thì tỷ lệ này càng cao (trung bình khoảng 25% - 35%, cá biệt khoảng 60%-90%).

Bảng 2.10: Tổng hợp giá trị xây lắp và giải phóng mặt bằng. (Đơn vị tính : tỷđồng) Dự án Tổng mức đầu tư GPMB Giá trị % 1 Dự án đầu tư xây dựng tuyến N2 đoạn Củ Chi -

Đức Hòa và Thạnh Hoá - Mỹ An

1.585 170 11

2 Dự án đầu tư quốc lộ 50 đoạn ngã tư giao giữa dự án cầu Bình Tiên với đường Nguyễn Văn Linh đến Gò Công (Km3+004-Km47+334)

1.509 531 35

3 Dự án đầu tư xây dựng tuyến nam Sông Hậu - Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu

2.197 318,5 14

4 Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1K địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai

397 107 27

5 Dự án cải tạo đoạn An Sương – An Lạc (Km 1901- Km1915) quốc lộ 1A địa phận TP.HCM

314 70 22

7 Dự án đường xuyên Á trên địa phận VN 2.300 720 31

8 Đường cao tốc TP.HCM-Trung Lương 6.555 527 12

Nguồn: Tổng hợp các hồ sơ dự án đầu tư

Ngoài ra, định mức nguyên vật liệu xây dựng thì phù hợp nhưng giá nguyên vật liệu áp dụng không chính xác (Sở xây dựng các địa phương công bố giá thấp trượt xa thực tế). Ví dụ, cùng một dự án, nhà thầu trong nước bỏ thầu 1,000,000 VND/khối bê tông, nhưng nhà thầu nước ngoài bỏ thầu 4,000,000 VND/khối bê tông. Vì vậy nên khi thực hiện không đủ chi phí, kết quả là công trình kém chất lượng.

Xác định nguồn thu: nguồn thu chủ yếu của các dự án dựa vào thu phí, phụ thuộc vào lưu lượng xe và loại xe. Tuy nhiên, việc xác định lưu lượng xe, tỷ lệ tăng trưởng xe không chính xác. Các nguồn thu hấp dẫn khác không được sử dụng như: khai thác không gian dự án, thu phí các công trình cũ đã hoàn thành … Nếu các dự án BOT tiếp tục dựa vào thu phí hoàn vốn mà không được nhận những giá trị này thì không có dự án nào hiệu quả và đàm phán thất bại là tất yếu. Lúc này chỉ có những tuyến đường có lưu thông nhiều xe mới thu hút được nhà đầu tư, còn những dự án rất tiềm năng về đất nhưng lượng xe lưu thông ít sẽ không thể kêu gọi đầu tư được, dẫn đến không khai thác được những giá trị gia tăng do đất đem lại.

Quan điểm đầu tư BOT chưa nhất quán, cần nhìn nhận khả năng đầu tư của các DNNN rất kém và không phát huy tính xã hội hóa. Mặc dù dự án có tỷ suất sinh lợi thấp, thậm chí lỗ nhưng các DNNN vẫn chấp nhận, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp càng nghiêm trọng hơn, nguyên nhân là do: - Áp lực giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên.

- Áp lực phá sản hoặc sáp nhập vào doanh nghiệp khác nếu không có việc làm. - Thực hiện dự án để có cơ hội phát sinh tiêu cực.

- Vòng đời dự án khoảng 20 năm mới biết chính xác lời hay lỗ, nhưng vào thời gian đó thì những người chịu trách nhiệm hoặc đã về hưu, hoặc đã thăng tiến ở vị trí cao hơn, không thể truy cứu trách nhiệm.

Chính những tồn tại trên nên thời gian qua các dự án BOT không đủ vốn để thực hiện, tiến độ dự án chậm, chi phí tăng do trượt giá khiến cho việc hoàn thành dự án càng khó khăn, các DNNN báo cáo Thủ tướng xin “đặc cách”, xin “cơ chế” ... Các nhà đầu tư tư nhân quay lưng lại với lời kêu gọi của chính phủ.

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.pdf (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)