48 Ủy ban PPP của Hàn Quốc, Nhật Bản đều có đại diện từ khu vực tư nhân.
4.3.4.7 Các kiến nghị khác
• Nâng cao hiệu qua sử dụng vốn NSNN, tránh đầu tư dàn trải, manh mún, và lãng phí như thời gian qua. Đặc biệt phải có quan niệm đúng đắn về nguồn vốn ODA. Đây không phải là nguồn vốn không tốn chi phí, tuy lãi suất vay thấp nhưng là lãi suất vay ngoại tệ nên phải tính thêm phần giảm giá của VNĐ. Với cách tính toán như trên thì lãi suất vay sẽ không còn thấp, nếu tiếp tục sử dụng không hiệu quả thì gánh nặng nợ quốc gia sẽ ngày càng trầm trọng. Do đó cần xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA một cách hợp lý, công tác chuẩn bị và thẩm định dự án một cách cẩn thận và khoa học để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Ngoài ra, cần đa dạng hoá nguồn vốn đối ứng và chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận vốn ODA để nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng hiệu quả vốn ODA.
• Thành lập Quỹ đường bộ hoặc ngân hàng nhà nước về hạ tầng để tài trợ cho các dự án đường bộ thay vì thành lập Quỹ bảo trì đường bộ như hiện nay. Hình thức này rất thành công tại các nước như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ,… Báo cáo của RICS cho biết, Canada là quốc gia triển khai PPP hiệu quả nhất thế giới trong năm qua, thông qua 2 chiến lược chính là thành lập Ủy ban Giám sát các dự án PPP và khai trương 2 quỹ PPP có tên gọi “Gateways and Border Crossings” và “Building Canada” có vốn đầu tư 1,2 tỉ đôla Canada. Một trong những chức năng chính của tổ chức này là tập trung phát triển các
dự án hạ tầng trọng điểm bằng nguồn vốn công của 2 quỹ này và vốn tư nhân trong và ngoài nước. Đây được xem là hình thức hỗ trợ gián tiếp của chính phủ. Ngoài ra, công tác tổ chức các bộ máy vận hành, bảo dưỡng dự án cần gọn nhẹ, hệ thống, khoa học, tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu.
• Nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý và nhà đầu tư trong nước, đảm bảo nhận thức đúng về loại hình đầu tư này để phát huy các lợi thế của nó.
• Ổn định vĩ mô tạo niềm tin cho nhà đầu tư.