Đầu tư theo cơ chế đặc biệt – nền tảng của hình thức PPP

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.pdf (Trang 70 - 75)

Do tính cấp thiết của một số dự án và không thể kêu gọi đầu tư tư nhân, chính phủ đã ban hành một số cơ chế đặc biệt áp dụng cho từng dự án cụ thể. Luận án trình bày chi tiết các dự án này để làm rõ sự nghịch lý trong quản lý đầu tư tại Việt Nam.

Do Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) làm chủ đầu tư, thực hiện theo hợp đồng BOT và Thủ tướng ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ dự án (Quyết định số 1261/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 và số 938/QĐ-TTg ngày 01/07/2009 của chính phủ). Nội dung cơ chế chính sách hỗ trợ dự án như sau:

Công tác giải phóng mặt bằng: chủ đầu tư tiểu dự án GPMB chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, lập thiết kế một bước (thiết kế kỹ thuật- thi công) và được chỉ định thầu các đơn vị có đủ điều kiện và năng lực thực hiện hợp đồng tư vấn, thi công xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị. Trong khi chờ duyệt dự án, UBND tỉnh, thành phố triển khai công tác bồi thường và GPMB theo hướng tuyến trong thiết kế cơ sở đã được Bộ GTVT thẩm định.

Góp vốn: Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) dùng vốn huy động dài hạn và vốn điều lệ để góp 51%, VCB góp 29% vốn điều lệ của VIDIFI.

Vốn vay:

- VDB và VCB cho VIDIFI vay với tỷ lệ tương ứng là 70% và 30% tổng số vốn vay để thực hiện dự án, và miễn thẩm định hồ sơ vay vốn của VIDIFI. - Bộ tài chính bảo lãnh cho VIDIFI vay vốn của VDB và VCB.

- VIDIFI được bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động vốn điều lệ. Trường hợp các cổ đông góp không đủ vốn điều lệ, VDB được chủ động thực hiện các giải pháp để bảo đảm huy động đủ vốn điều lệ của VIDIFI, báo cáo Thủ tướng chính phủ kết quả thực hiện.

- VDB và VCB được huy động vốn trong nước và vốn nước ngoài theo Luật các tổ chức tín dụng (kể cả vốn ODA) để cho VIDIFI vay lại trên nguyên tắc ngân sách không bù lãi suất, được chính phủ bảo lãnh các khoản vay nước ngoài.

Đầu tư và thu hồi vốn đầu tư: Chủ đầu tư được quyền:

- Quyết định mức phí đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng đảm bảo hoàn vốn nhưng vẫn thu hút được chủ phương tiện đi vào đường cao tốc.

- Trong thời hạn thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư được quyền thu phí đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, quốc lộ 5, quyền kinh doanh các dịch vụ CSHT kỹ thuật và kinh doanh quảng cáo trong phạm vi đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng để bảo đảm tiền vay khi tiến hành vay vốn đầu tư dự án tại VDB, VCB và các tổ chức tín dụng khác. Quyền thu phí và quyền kinh doanh các dịch vụ CSHT kỹ thuật và kinh doanh quảng cáo trong phạm vi đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được phép chuyển giao trong giao dịch dân sự.

- Kinh doanh các dịch vụ, CSHT kỹ thuật trong phạm vi đường cao tốc. - Quản lý trạm thu phí quốc lộ 5 đến hết thời gian thu phí đường cao tốc. - Miễn nghĩa vụ đảm bảo thực hiện hợp đồng BOT.

- Được giao đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu đô thị, các khu công nghiệp, các khu dịch vụ, hậu cần phục vụ dọc tuyến đường cao tốc.

Tình trạng hiện tại: sau bốn năm triển khai (khởi công 2007), chỉ mới thực

hiện vài hạng mục đơn giản, tiến độ rất chậm.

(2) D án đường ô tô cao tc Trung Lương - M Thun:

Do công ty cổ phần đầu tư và phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC) làm chủ đầu tư, thực hiện theo hợp đồng BOT và Thủ tướng ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ dự án (Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 08/02/2010 của chính phủ). Nội dung cơ chế chính sách hỗ trợ dự án như sau:

Về giải phóng mặt bằng: giao UBND tỉnh Tiền Giang làm chủ đầu tư thực hiện các tiểu dự án GPMB, tái định cư. Trong trường hợp giá trị đất ở tại khu tái định cư cao hơn giá trị đất được bồi thường hỗ trợ khi thu hồi tại nơi ở cũ thì Chủ đầu tư hỗ trợ phần chênh lệch đó. Giá trị đất ở tại khu tái định cư để tính hỗ trợ bao gồm chi phí GPMB và chi phí xây dựng hạ tầng; Căn cứ thiết kế được Bộ GTVT thẩm định, BEDC chỉ định đơn vị tư vấn tiến hành cắm mốc chỉ giới GPMB để bàn giao cho UBND tỉnh Tiền Giang triển khai công tác bồi thường. Đối với các công trình công cộng thuộc diện phải di dời để

GPMB (y tế, giáo dục, thủy lợi, điện, điện thoại, giao thông…), để đẩy nhanh tiến độ GPMB, cho phép Chủ đầu tư tiểu dự án GPMB, tái định cư chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, lập thiết kế một bước và được chỉ định thầu các đơn vị có đủ điều kiện và năng lực thực hiện hợp đồng tư vấn, thi công, xây lắp, mua sắm thiết bị.

Vay vốn để thực hiện dự án: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) huy động vốn trong nước và nước ngoài theo Luật các Tổ chức tín dụng (kể cả vốn ODA) để cho BEDC vay lại. Chính phủ bảo lãnh các khoản vay nước ngoài, miễn thẩm định hồ sơ vay vốn của BEDC.

Hình thức lựa chọn nhà thầu: BEDC tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu đảm bảo yêu cầu tiến độ, chất lượng và hiệu quả của dự án.

Hỗ trợ thực hiện Dự án:

- BEDC được phép tiếp nhận nguyên trạng (cơ sở vật chất, lao động) trạm thu phí cầu Mỹ Thuận để tổ chức thu phí từ 01/ 4 / 2010, tạo nguồn hỗ trợ thực hiện dự án. Nguồn thu phí này được tính vào phương án tài chính của dự án đầu tư đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

- Khai thác dịch vụ dọc tuyến: BEDC được độc quyền khai thác các dịch vụ, CSHT trong phạm vi đường cao tốc và độc quyền kinh doanh quảng cáo dọc tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và Trung Lương – Mỹ Thuận trong thời gian khai thác theo quy định của pháp luật.

- BEDC được miễn nghĩa vụ đảm bảo thực hiện hợp đồng BOT;

- BEDC được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất trong quá trình khai thác các khu chức năng phục vụ quản lý khai thác đường cao tốc, gồm: Trung tâm điều hành, khu dịch vụ, hậu cần phục vụ đường cao tốc.

Tình trạng hiện tại: vẫn chưa tổ chức thực hiện được.

Tại Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 của chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách áp dụng cho các Dự án đầu tư , khai thác đường bộ cao tốc do công ty làm chủ đầu tư, cụ thể:

i) Đối với các dự án đường cao tốc được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định là có hiệu quả, có khả năng hoàn vốn thì được áp dụng cơ chế cho vay lại từ nguồn vốn vay ODA; từ nguồn vốn vay thông thường hoặc vay thương mại của các chính phủ, các tổ chức tín dụng quốc tế; từ nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế dài hạn của chính phủ.

ii) Tùy theo từng dự án, VEC được phát hành trái phiếu công trình trong nước và quốc tế theo quy định, do chính phủ bảo lãnh. Trường hợp trong thời gian hoàn vốn, VEC chưa thu hồi đủ vốn từ nguồn thu của dự án và các nguồn thu khác để trả các khoản vay, thì được phát hành thêm trái phiếu để hoàn trả. Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng chính phủ từng trường hợp cụ thể.

iii) VEC được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển theo quy định tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, để đầu tư các dự án đường cao tốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

iv) VEC quyết định mức thu phí đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, đảm bảo yêu cầu hoàn vốn của dự án (trừ các dự án cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu áp dụng mức thu phí do nhà nước quy định).

v) Giao cho VEC khai thác các dịch vụ dọc tuyến đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư liên quan đến khai thác tuyến (trạm xăng dầu, trạm dừng xe, quảng cáo, các công trình khác) theo quy định của pháp luật. Hiệu quả thu được từ khai thác các dịch vụ này (nếu có) sẽ được tính vào hiệu quả đầu tư của dự án.

vi) Đối với những dự án do nhà nước yêu cầu đầu tư nhưng khả năng thu phí hoàn vốn thấp, chính phủ hỗ trợ chi phí bồi thường, tái định cư và giải phóng mặt bằng. vii) VEC được sử dụng vốn điều lệ của mình theo nguyên tắc tập trung hoàn thành nhiệm vụ đầu tư và khai thác các tuyến đường cao tốc được giao làm chủ đầu tư, đồng thời cân đối để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

viii) Trong thời gian thu phí hoàn vốn, nguồn kinh phí để hoàn vốn từ thu phí hoặc nhượng quyền khai thác được ưu tiên sử dụng để hoàn trả các khoản vốn vay.

ix) Trong giai đoạn đầu tư xây dựng và thu phí hoàn vốn vay, trường hợp trong năm tài chính VEC không có lợi nhuận từ tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì được trích lập hai quỹ khen thưởng và phúc lợi với mức trích tối đa không quá hai tháng lương thực tế và được hạch toán vào chi phí quản lý, điều hành dự án và chi phí quản lý thu phí.

x) Trên cơ sở quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, VEC chủ động lựa chọn tuyến đường bộ cao tốc, trình cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ xúc tiến công tác chuẩn bị đầu tư.

Nhận xét :

Các chính sách ưu đãi đặc biệt của chính phủ tập trung chủ yếu vào các vấn đề: đẩy nhanh công tác GPMB, cho phép các SPV góp vốn, huy động vốn và vay vốn để thực hiện dự án, đầu tư và thu hồi vốn, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến, quản lý các trạm thu phí để tạo vốn... Điều này được đánh giá là các hỗ trợ tích cực của chính phủ thể hiện sự quyết tâm phát triển đường bộ. Tuy nhiên, đến nay các dự án vẫn chưa đáp ứng được tiến độ theo hợp đồng BOT đã ký mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp được giao dự án là các DNNN đã cổ phần hóa, không có khả năng thực hiện dự án. Về hình thức, các dự án do tư nhân hợp tác cùng nhà nước, nhưng bản chất thì vẫn là vốn ngân sách.

Đối với mô hình VEC, về hình thức được xây dựng giống mô hình đã thành công ở các nước, nhưng chức năng hoạt động thì xuất hiện nhiều bất ổn, cả hai vai trò quản lý nhà nước và nhà đầu tư đều tồn tại, tạo xung đột về lợi ích. Hơn nữa vốn chủ sở hữu của VEC rất mỏng, không thể đạt được hiệu quả như kỳ vọng của nhà nước.

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.pdf (Trang 70 - 75)