f. Đầu tư theo hình thức PPP
2.3.3.1 Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần
Ngành GTVT được xem là khá hùng hậu với 8 tổng công ty hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, mỗi tổng công ty có khoảng 20 công ty thành viên. Tuy nhiên, những năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp này bộc lộ những khó khăn, nổi bật nhất là vấn đề tài chính với những khoản nợ khổng lồ. Do vậy, khi đầu tư dự án rất khó khăn và thường thất bại.
Nhận xét : Từ số liệu bảng 2.7 cho thấy:
• Vốn chủ sở hữu thấp, tiềm lực mỏng, khó đảm bảo 30% vốn chủ sở hữu;
• Doanh thu hàng năm không đều. Doanh số và lãi hàng năm của các công ty giao thông thường là số ảo, trên thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn nợ lương công nhân, nợ nhà cung cấp… hàng tỷ đồng. Lãi là lãi ảo, nợ thì nợ thật. Tình trạng này nghiêm trọng đến mức Bộ GTVT phải xin chính phủ cơ chế: không chuyển tiền thanh toán một số công trình trọng điểm được đầu tư bằng nguồn trái phiếu qua ngân hàng mà thanh toán qua kho bạc, hoặc mỗi dự án phải thành lập công ty mới để các doanh nghiệp không bị ngân hàng siết nợ và có tiền đầu tư vào công trình mới.
• Các doanh nghiệp chủ yếu đóng góp vốn bằng thiết bị và nhân lực để thi công phần sản lượng theo tỷ lệ.
• Năng lực quản lý dự án kém nên các dự án hầu hết không đúng tiến độ, dẫn đến thất thoát, lãng phí lớn trong quá trình đầu tư.
Bảng 2.7: Tình hình tài chính các Tổng công ty ngành GTVT Đơn vị tính: Ngàn đồng
TT Vốn Đ.lệ Năm Tổng tài sản Tổng nợ Vốn CSH Doanh thu Lợi nhuận
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 Tổng công ty Xây dựng CTGT 1 220,187 2007 4,124,162 3,913,608 210,554 2,637,642 (207,445) 2008 4,246,399 4,003,780 242,619 2,645,384 16,800 2009 5,085,475 4,785,863 299,612 3,437,487 17,138 2 Tổng công ty Xây dựng CTGT 4 183,766 2007 2,034,875 1,882,929 151,946 1,825,458 (62,618) 2008 2,141,283 2,045,937 95,346 2,164,865 (31,388) 2009 2,350,795 2,090,277 260,518 1,997,035 46,881 3 Tổng công ty Xây dựng CTGT 5 231,311 2007 4,615,066 4,490,131 124,935 1,748,929 (102,667) 2008 3,706,787 3,550,005 156,782 1,033,582 48,965 2009 4,045,871 3,780,116 265,755 2,382,236 177,865 4 Tổng công ty Xây dựng CTGT 6 126,619 2007 3,097,882 2,922,686 175,196 2,194,635 (145,395) 2008 2,393,537 2,338,919 54,618 1,295,305 (67,927) 2009 2,494,157 2,354,161 139,996 1,355,603 29,951 5 Tổng công ty Xây dựng CTGT 8 179,983 2007 2,664,113 2,486,885 177,228 1,761,664 (93,370) 2008 2,733,312 2,525,616 207,696 1,685,182 9,359 2009 2,951,729 2,717,818 233,911 1,732,314 11,072 6 Tổng công ty Xây dựng Thăng Long 108,707
2007 2,937,490 2,761,742 175,748 1,937,297 (323,272) 2008 1,879,603 1,946,215 (66,612) 1,598,654 11,756 2008 1,879,603 1,946,215 (66,612) 1,598,654 11,756 2009 2,157,975 2,225,801 (67,826) 1,561,430 12,607 7 Tổng công ty Xây dựng đường thủy
123,951
2007 2,854,615 2,636,425 218,190 1,306,065 (689,029) 2008 2,057,844 2,522,278 (464,434) 1,418,305 (23,483) 2008 2,057,844 2,522,278 (464,434) 1,418,305 (23,483) 2009 2,158,725 2,839,716 (680,991) 1,415,222 (128,049) 8 Tổng CT ĐTPT đường cao tốc VN 1,018,793 2009 6,551,476 5,529,817 1,021,659 1,812
• Tình hình công nợ không tốt, dư nợ lớn, hầu hết các doanh nghiệp đã vay vốn đến kịch trần hạn mức tín dụng và bị siết chặt điều kiện, hạn mức cho vay, chỉ tính lãi vay phải trả để thi công đã vượt quá số vốn đang bị mắc kẹt. Chẳng hạn, dự án cao tốc Sài Gòn – Trung Lương với tổng mức đầu tư: 10,000 tỷ, nếu tính tiền lãi vay hàng năm (70% x10,000 tỷ x 21%) là 1,470 tỷ. Trong khi đó trần thu phí mỗi năm của dự án này khoảng 720 tỷ. Nhiều đơn vị không có khả năng thanh toán nợ đến hạn, phải xin gia hạn, dãn nợ, khoanh nợ. Khi chuyển sang công ty cổ phần, nhiều đơn vị không thể bán được cổ phiếu do nợ quá lớn. Mức báo động về nợ vay của các Tổng công ty ngành GTVT thể hiện qua tỷ lệ nợ vay /vốn chủ sở hữu rất cao (bảng 2.8).
Bảng 2.8: Tình hình nợ vay của các Tổng công ty giao thông
Đơn vị Tỷ số nợ/ Vốn sở hữu 2007 2008 2009 Tổng công ty XDCTGT 1 18.59 16.50 15.97 Tổng công ty XDCTGT 4 12.39 21.46 8.02 Tổng công ty XDCTGT 5 35.94 22.64 14.22 Tổng công ty XDCTGT 6 16.68 42.82 16.82 Tổng công ty XDCTGT 8 14.03 12.16 11.62
Tổng công ty XD Thăng Long 15.71 (29.22) (32.82)
Tổng công ty XD Đường Thủy 12.08 (5.43) (4.17)
Tổng công ty ĐT PT đường cao tốc VN - - 5.41
Nguồn: Tính toán từ bảng 2.7
• Các khoản nhà nước nợ doanh nghiệp cũng rất lớn càng làm trầm trọng hơn tình hình khó khăn của doanh nghiệp.
• Năng lực kinh doanh yếu thể hiện qua tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản thấp và hiệu quả kinh doanh thể hiện qua tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thấp, cụ thể ở bảng 2.9.
Bảng 2.9: Tình hình kinh doanh của các Tổng công ty giao thông Đơn vị Tỷ số D.thu/ Tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận/ Doanh thu 2007 2008 2009 2007 2008 2009 Tổng CTXD CTGT 1 0.640 0.623 0.676 (0.079) 0.006 0.005 Tổng CTXD CTGT 4 0.897 1.011 0.850 (0.034) (0.014) 0.023 Tổng CTXD CTGT 5 0.379 0.279 0.589 (0.059) 0.047 0.075 Tổng CTXD CTGT 6 0.708 0.541 0.544 (0.066) (0.052) 0.022 Tổng CTXD CTGT 8 0.661 0.617 0.587 (0.053) 0.006 0.006 TCT XD Thăng Long 0.660 0.851 0.724 (0.167) 0.007 0.008 TCT XD Đường Thủy 0.458 0.689 0.656 (0.528) (0.017) (0.090) TCT ĐT PT đường cao tốc VN - - 0.0003 - - - Nguồn : Tính toán từ bảng 2.7
Nhìn chung, có thể mô tả ngắn gọn tình trạng của đối tượng này là vốn chủ sở hữu thấp, tổng dư nợ lớn, hệ số thanh khoản thấp, tình hình kinh doanh không ổn định và trình độ quản lý kém. Đây là thành phần kinh tế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam nhưng chưa phát huy được vai trò “đầu tàu” của mình và trong thời gian tới cũng chưa có dấu hiệu thành phần kinh tế này sẽ chuyển biến “tích cực” để có thể đi tiên phong trong sự nghiệp phát triển hạ tầng giao thông. Thông qua phân tích tình hình tài chính của các tổng công ty ngành GTVT cho thấy rõ khả năng đầu tư của khu vực này rất thấp, không thể kỳ vọng vào đối tượng này để đạt được mục tiêu phát triển nhanh chóng hệ thống đường bộ Việt Nam.