Kết quả triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Kết quả triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm

của Ban Bí thư BCH Trung ương Đảng

-

11 xã được chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới gồm: Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Tân Thịnh (Lạng Giang - Bắc Giang), Hải Đường (Hải Hậu - Nam Định), Gia Phổ (Hương Khê - Hà Tĩnh), Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam), Tân Hội (Đức Trọng - Lâm Đồng), Tân Lập (Đồng Phú - Bình Phước), Định Hòa (Gò Quao - Kiên Giang), Mỹ Long Nam (Cầu Ngang - Trà Vinh), Tân Thông Hội (Củ Chi - TP Hồ Chí Minh) và Thụy Hương (Chương Mỹ - Hà Nội).

Sau 3 năm thực hiện (2009 – 2011) tại 11 xã chỉ đạo điểm, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả khả quan: 9/11 xã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí, còn 2 xã Thanh Chăn (Điện Biên), Định Hoà (Kiên Giang) còn nhiều tiêu chí chưa đạt. Cơ sở hạ tầng tại các xã điểm đều được cải tạo với khoảng 80% đường nông thôn được làm mới; 60% đường ngõ xóm được cứng hóa. Về thủy lợi, đã có hơn 100 công trình thủy lợi được nâng cấp làm mới. Tỉ lệ hộ dùng điện được nâng lên 99% . Hầu hết các xã đều phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và yêu cầu của thị trường để chọn cây trồng, vật nuôi và ngành nghề phù hợp, tăng thu nhập người dân lên 60%. Bên cạnh đó, các tiêu chí về văn hóa xã hội, môi trường cảnh quan cũng được triển khai hiệu quả. Trong 3 năm, các xã đã cử được gần 50 cán bộ đi học trung cấp, 25 cán bộ đi học đại học tại chức. 11 Đảng bộ xã làm điểm đều đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, chính quyền được công nhận vững mạnh, các đoàn thể đều đạt danh hiệu tiên tiến. Tổng số vốn đã huy động cho triển khai chương trình của 11 xã được khoảng 2.523 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước 300 tỷ đồng (chiếm 11,9%), tính bình quân mỗi xã được 27,2

tỷ đồng. Trong đó, 2 xã Tân Thông Hội và Thụy Hương mỗi xã được 10 tỷ đồng, xã Hải Đường 20 tỷ đồng, các xã còn lại là 30 tỷ đồng, riêng xã Thanh Chăn (Điện Biên) 50 tỷ đồng. Quá trình triển khai, người dân các xã đã tự đóng góp tiền, công sức, đất, vật liệu… để xây dựng các công trình công cộng. Kết quả đạt được ở mỗi xã tuy khác nhau, nhưng đến nay cơ bản đã hình thành được mô hình thực tiễn theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Nhiều xã trở thành điểm đến tham quan học tập nghiên cứu của cán bộ, nhân dân cả nước. Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới ở 11 xã điểm còn có những hạn chế : Một số kết quả về cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện; kết quả về sản xuất, thu nhập, văn hóa, môi trường còn chưa thật vững chắc. Sản xuất tại các địa phương vẫn là quy mô nhỏ, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Đời sống nhân dân được nâng lên nhưng vẫn nhiều khó khăn, nếu không được tiếp tục đầu tư, củng cố nâng cấp thì mô hình đạt được còn chưa hoàn chỉnh, khó bền vững...

Bài học kinh nghiệm được rút ra là để chương trình triển khai được hiệu quả, cần làm tốt công tác tuyên truyền, trong tuyên truyền, cần giúp người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển toàn diện kinh tế, không phải là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cũng như những cách làm sáng tạo; Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là huy động hệ thống chính trị tham gia; Cần điều chỉnh một số tiêu chí cần được nghiên cứu để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tế mỗi vùng khác nhau; Mỗi địa phương cần có cách làm phù hợp, sáng tạo, không trông chờ ỷ lại nhưng không nóng vội chạy theo thành tích.

- -

342/ QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ

- – - .

1.2.2. Kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới các tỉnh phía Bắc trong 02 năm 2011 - 2012

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương, sau 2 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, đã có 31/31 tỉnh, thành kiện toàn xong bộ máy chỉ đạo cấp tỉnh. Trong đó, có 24/31 tỉnh, thành lập Văn phòng điều phối; 2/31 tỉnh thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh (tương đương cấp sở là Quảng Ninh và Hà Giang). Đặc biệt, đã có 100% các huyện lập xong Ban Chỉ đạo, trong đó có 34% huyện, thị xã đã thành lập tổ giúp việc, có 70% cấp xã đã thành lập Ban Quản lý nông thôn mới và nhiều xã đã thành lập cả ban chỉ đạo thôn, bản. Một số địa phương đã kết hợp công tác kiểm tra xây dựng nông thôn mới vào chương trình hành động của Tỉnh ủy; chú trọng hơn việc huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Nông dân đẩy mạnh sản xuất giỏi nâng cao thu nhập; Đoàn thanh niên thực hiện vệ sinh môi trường và Hội Phụ nữ đẩy mạnh phong trào “5 sạch- 3 không” gắn với xây dựng nông thôn mới. Các công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn đã được chú trọng. Các địa phương trong khu vực đã tổ chức được hơn 20 nghìn hội nghị, dựng gần 80.000 pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã xây dựng chuyên mục nông thôn mới và phát sóng định kỳ trên đài truyền hình địa phương… Về công tác quy hoạch, đến cuối tháng 8/2012, toàn khu vực đã có 64,4% xã phê duyệt xong đề án qui hoạch xây dựng nông thôn mới, 36% số xã đang gấp rút hoàn thành các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với việc lập Đề án xây dựng nông thôn mới, hiện toàn khu vực miền Bắc đã có 2.436/5.855 xã (đạt 42%) phê quyệt xong Đề án. Tuy nhiên, vẫn còn 8/29 tỉnh đạt tỷ lệ phê duyệt Đề án rất thấp.

Một trong những nổi bật của các địa phương khu vực phía Bắc đó là giao thông nông thôn. Việc kiên cố hóa đường giao thông nông thôn đã trở thành các phong trào rộng khắp, toàn khu vực phía Bắc đã và đang triển khai khoảng 4000 công trình với 12.000 km, trong đó tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc khoảng 50%, đồng bằng sông Hồng khoảng 35% và Bắc Trung Bộ khoảng 15%. Nhiều địa phương đã có những cách làm hay nên đã đẩy mạnh được việc xã hội hóa công tác này như: Tuyên Quang, Ninh Bình… Về phát triển sản xuất, các địa phương trong cả nước đã xây dựng được gần 5000 mô hình sản xuất (nâng cao giá trị thu nhập từ 20-25%), nhiều tỉnh phát động phong trào dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, hình thành các sản phẩm chủ lực và mang tính chiến lược của địa phương. Ngân sách Trung ương đã hỗ trợ cho 30 tỉnh (trừ thành phố Hà Nội, Quảng Ninh) là 2.055,3 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, các tỉnh đã có quyết định phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và đẩy mạnh công tác triển khai.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới được chỉ ra:

- Việc tổ chức bộ máy thực hiện chương trình ở nhiều tỉnh còn chậm. Chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới còn hạn

chế nhất là về k .

ư t ủ ố ương.

- Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng, dẫn đến hiệu quả chưa cao; nhận thứccủa các cấp, các ngành và nhân dân vẫn chưa đồng bộ

ng ề XDNTM, còn hiểu đây là chương trình đầu tư cho xây d ng cơ s ầng.

- Công tác qui hoạch và xây dựng đề án nông thôn mới còn chậm, một số địa phương có tỷ lệ phê duyệt quy hoạch còn thấp.

- Công tác văn hoá- xã hội- môi trường và huy động nội lực đóng góp của người dân còn hạn chế.

- đầu tư ới chiếm từ 10-15%. Riêng tỉnh Quảng Ninh có chính sách dành 15% trong tổng vốn NTM cho phát triển sản xuất. - phứ ươ . ng ly hươ ra phổ nông thôn. - Nông th ố . Kết luận chƣơng 1

Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam là hết sức cần thiết, là con đường ngắn nhất để thực hiện thành công CHH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Là cơ sở để ổn định chính trị xã hội và phát triển đất nước.

V ng nông thôn m vừ ừa

, tham gia đồng bộ củ ố ủ

ược sứ

ợ ặ

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Một là. Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh trong 02 năm (2011 – 2012) đã đạt được những kết quả gì ?

Hai là. Những tồn tại, khó khăn trong triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh ?

Ba là. Những đề xuất và giải pháp đặt ra là gì để Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới đạt hiệu quả ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để thấy rõ mối tương quan các hiện tượng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động. Nó cho phép phân tích, đánh giá một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng sự vật xung quanh. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới liên quan đến nhiều yếu tố như các cơ chế chính sách của nhà nước, sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, tác động về đặc thù vị trí địa lý tại Quảng Ninh...

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và các tài liệu, tư liệu thu thập từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau: Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ ngành tỉnh Quảng Ninh về phát triển nông nghiệp, nông thôn, về chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Từ các sách,

báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về vấn đề xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh; Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo vững chắc quốc phòng – an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 được Bộ Chính trị xem xét cho ý kiến; Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2020; Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh té – xã hội hàng năm từ 2006 đến 2012 của của Ủy ban Nhân dân tỉnh; Báo cáo 02 năm (2011 – 2012) của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh;..

- Các tài liệu liên quan khác.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài, dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tình hình triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém. Để khắc phục nhược điểm này, người ta không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể mà chỉ chỉ điều tra 1 số đơn vị gọi là điều tra mẫu.

Tuy nhiên trong năm 2010, chuẩn bị triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh, 100% số xã (125 xã) và 13/14 huyện, thị xã, thành phố (trừ thành phố Hạ Long không thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới) đã tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu và đã có báo cáo tổng thể theo mẫu điều tra chung của Ban chỉ đạo Trung ương về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Do vậy, đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel hoặc SPSS trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu.

2.2.4. Phân tích số liệu

2.2.4.1. Phương pháp phân tổ

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác về chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới qua các năm. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế - xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tượng tương tự.

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.2.4.3. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận và phân tích thông tin.

2.2.5. Phương pháp tổng hợp, khái quát hoá

Luận văn thực hiện phương pháp tổng hợp, khái quát trên cơ sở các số liệu thu thầp, điều tra được từ đó đưa ra đánh giá và những giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.

2.2.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Qua phương pháp này giúp cho luận văn có được các thông tin chính xác, mang tính hệ thống. Kết quả này sẽ giúp tác giả đưa ra được các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn.

Trong đề tài áp dụng phương pháp này để phỏng vấn các chuyên viên, cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đến cấp cơ sở, cả người dân về quá trình triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, về hệ thống quản lý số liệu, hệ thống nhân lực quản lý chương trình tại Ban Xây dựng nông thôn mới Tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Ở đây học viên áp dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp.

Nội dung phương pháp: Trực tiếp gặp đối tượng được phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn. Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu, khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được.

Ưu nhược điểm: Do gặp mặt trực tiếp nên quá trình phóng vấn có thể thuyết phục được đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi vào phiếu điều tra. Tuy nhiên phương pháp này cần có thời gian tiếp cận người được phỏng vấn, trong quá trình triển khai đã kết hợp giao tiếp xã hội và tranh thủ ngoài giờ hành chính để tránh làm mất thời gian làm việc của cán bộ được phỏng vấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp nâng cao hiệu quả của phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Kỹ năng đặt câu hỏi phải khéo léo, tinh tế; không để cho quan điểm riêng của mình ảnh

hưởng đến câu trả lời của đáp viên; phải trung thực (không bịa ra câu trả lời,

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 27)