Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 63 - 66)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.5.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

* Giao thông: Các địa phương lồng ghép các nguồn vốn khác (Chương trình 120, Chương trình 134, Chương trình biển đông hải đảo…) thực hiện 169 công trình nông thôn mới (trong đó có 9 công trình hoàn thành; 107 công trình chuyển tiếp, 53 công trình mới) với khối lượng thực hiện khoảng 155 km. Ngoài ra, các địa phương vận động nhân dân nâng cấp, sửa chữa đường ngõ, xóm. Đến nay, toàn tỉnh có 1.287 km đường trục xã, liên xã, trong đó đã bê tông hóa, nhựa hóa được khoảng 67,7% (được khoảng 800 km); có 1.555 km, đường liên thôn trong đó được cứng hóa trên 700 km (chiếm khoảng 46%).

* Điện: Theo báo cáo của các địa phương, đến nay toàn tỉnh có 117/125 xã được sử dụng điện lưới Quốc gia, 08/125 xã đảo (huyện Hải Hà: 01 xã; huyện Vân Đồn: 05 xã; huyện Cô Tô: 02 xã) sử dụng bằng máy phát điện

diezen. Nhằm đảm bảo đến năm 2012, toàn tỉnh 100% số xã có hệ thống điện cơ bản đạt yêu cầu kỹ thuật và thực hiện cam kết trong bản ghi nhớ ngày 3-8- 2009 giữa UBND tỉnh với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Điện lực Quảng Ninh đang tích cực triển khai theo tinh thần đã cam kết và đã bàn giao đưa vào sử dụng các công trình điện nông thôn. Dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô cũng được đẩy nhanh tiến độ (dự kiến cuối năm 2013 sẽ hoàn thành). Hiện nay, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 98,8%.

* Trường học: Toàn tỉnh triển khai thực hiện 155 học các loại (trong đó năm 2012 tiếp tục đầu tư sửa chữa, xây dựng mới 102 trường mầm non; đến hết năm 2012 có ở 41 trường trường hoàn thành). Các công trình dở dang địa phương bố trí tiếp tục triển khai trong năm 2013. So sánh với mục tiêu của tỉnh đề ra: “đến năm 2012, 100% trường học mầm non, mẫu giáo có cơ sở vật chất đủ điều kiện hoạt động” - chưa hoàn thành.

* Cơ sở vật chất văn hóa: Toàn tỉnh sửa chữa, nâng cấp và xây mới 338 nhà văn hóa thôn, cụ thể: Năm 2011: Xây mới 322 nhà văn hóa. Năm 2012: Sửa chữa 16 nhà văn hóa. Năm 2013, bằng nguồn vật liệu hỗ trợ các địa phương đã vận động nhân dân sửa chữa 14 nhà văn hóa thôn (làm trên 5.000 m2 sân). So sánh với mục tiêu của tỉnh đề ra: “Đến năm 2011: 100% số thôn có nhà văn hóa đảm bảo đủ điều kiện hoạt động”, cơ bản tỉnh đã hoàn thành mục tiêu. “Mục tiêu năm 2012: 100% xã có nhà văn hóa và khu thể thao đủ điều kiện hoạt động”, chưa hoàn thành mục tiêu.

* Nhà ở dân cư: Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, các doanh nghiệp hỗ trợ xây mới và sửa chữa 66 nhà cho các hộ nghèo; Đoàn thanh niên giúp 1.012 hộ di chuyển chuồng trại và xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; các hộ dân bỏ ngày công tiền của chỉnh trang nhà ở, từng bước tạo ra bộ mặt mới của nông thôn.

* Công tác đầu tư các công trình nước tập trung, nhỏ lẻ

UBND tỉnh giao cho từng địa phương mục tiêu phấn đấu để năm 2012 chỉ tiêu chung toàn tỉnh đảm bảo 90% số dân cư khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Các địa phương đã phân bổ 57.344 triệu đồng; Trong đó: Nguồn vốn trực tiếp thực hiện Chương trình nông thôn mới 45.810 triệu đồng, nguồn vốn lồng ghép từ nước sạch địa phương khác 6.343 triệu đồng, nguồn vốn Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường 5.200 triệu đồng. Trên cơ sở kế hoạch được giao, các địa phương đã tiến hành rà soát thực trạng sử dụng nước hợp vệ sinh và xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể triển khai, tiêu biểu như các huyện: Ba Chẽ, Đầm Hà, Tiên Yên… một số địa phương chưa triển khai rà soát và lập kế hoạch thực hiện, một số địa phương chưa bố trí nguồn lực đầu tư các công trình nước hợp vệ sinh như thành phố Cẩm Phả, thành phố Uông Bí, huyện Cô Tô, huyện Đông Triều. Các dự án triển khai mới đang được khảo sát và thi công (13 dự án tập trung), tuy nhiên nguồn lực bố trí thực hiện mục tiêu này còn ít, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức tổ chức triển khai thực hiện. Nhu cầu Ngân sách còn thiếu để đạt mục tiêu là 180.133 triệu đồng.

* Các công trình khác

Ngoài các chỉ tiêu trên, nguồn vốn còn lại các địa phương lồng ghép các nguồn vốn xây dựng 8 trụ sở công an xã; xây dựng 05 trụ sở làm việc UBND xã; sửa chữa, nâng cấp 03 chợ nông thôn và một số công trình điện nông thôn khác…Như vậy, cơ sở hạ tầng ở hầu hết các xã xây dựng nông thôn mới đều đã được cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ, làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn và đã tác động trực tiếp đến phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, thúc đẩy hoạt động văn hoá và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc lồng ghép các chương trình, dự án để tập trung nguồn

lực đối với xã còn chậm hoặc chưa đồng bộ, thậm chí có xã còn lúng túng, kết quả còn hạn chế, việc giải ngân, thanh quyết toán công trình còn chậm.

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)