Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 36)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

- Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nơng thôn mới. - Chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Đặc điểm cơ bản tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội

Địa lý và địa hình: Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đơng Bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý khoảng 106o26 đến 108o31 kinh độ Đông và từ 20o40 đến 21o40 vĩ độ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102 km. Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc thơn Mỏ Tng, xã Hồnh Mơ, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở Đơng Bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với 132,8 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh 611.081,3 ha. Trong đó đất nơng nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.

Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió khơng lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Trong vịnh Bắc Bộ có dịng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đơng bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 130C.

Khí hậu: Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt

Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cơ Tơ và Vân Đồn … có đặc trưng của khí hậu đại dương. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đơng lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Về nhiệt độ: được xác định có mùa đơng lạnh, nhiệt độ khơng khí trung bình ổn định dưới

20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa mưa; còn mùa khơ là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm.

Tài nguyên thiên nhiên: Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3

ha, trong đó 75,370ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn ni, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả. Trong tổng diện tích đất đai tồn tỉnh, đất nơng nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ngồi ra, Quảng Ninh cịn có trên. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà. Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước khơng có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vơi…Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dịng an - tra - xít, tỷ lệ các - bon ổn định 80 - 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và ng Bí - Đơng Triều ; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn. Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… Trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vơi ở Hồnh Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thị xã Móng Cái; Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đơng Triều, Hồnh Bồ và TP. Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Các mỏ nước khống: Có nhiều điểm nước khoáng

uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngồi ra, cịn có nguồn nước khống khơng uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35oC, có thể dùng chữa bệnh.

3.1.2. Điều kiện xã hội - hạ tầng

Dân số: Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793 người. Kết cấu “dân số trẻ”, tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Nét đáng chú ý là nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km2 (năm 1999 là 196 người/ km2), nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền Tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2, thị xã Quảng Yên 415 người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2.

Dân tộc: Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc

có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngơn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân. Họ có gốc bản địa và nguồn gốc từ các tỉnh, đông nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Họ sống đông đảo nhất ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sơng, ven biển. Do có số người chuyển cư đến từ rất nhiều đời, nhiều đợt nên Quảng Ninh thực sự là nơi “góp người”. Sau người Việt (Kinh) là các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời. Người Dao (4, 45%) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao. Họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục, một bộ phận vẫn giữ tập quán du canh du cư làm cho kinh tế văn hoá chậm phát triển.Người Hoa (0, 43%), người Sán Dìu (1,80%), Sán chỉ (1,11%) ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nước. Người Hoa gồm nhiều dân tộc

thiểu số từ miền Nam Trung Quốc di cư sang từ lâu bằng rất nhiều đợt. Một số ít là Hoa Kiều sang bn bán làm nghề thủ cơng ở các thị trấn miền Ðơng, cịn phần lớn sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp, đánh cá, làm nghề rừng. Hiện nay, các dân tộc thiểu số – chủ nhân của miền núi, nơi có nhiều khó khăn, kinh tế và văn hố cịn chậm phát triển, đang được quan tâm về nhiều mặt và đời sống đã có những thay đổi rõ rệt.

Tôn giáo: Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hố lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tơn giáo, tín ngưỡng để tơn thờ. Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở đó. Vua Trần Nhân Tơng (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ 14, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho cả nước. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên và cả con người, hiện trên đất Quảng Ninh cịn lại khoảng trên dưới 30 ngơi chùa nằm rải rác ở 8 huyện, thị, thành phố. Chưa có con số thống kê chính xác số lượng các tăng ni trên địa bàn của tỉnh nhưng những người tôn thờ đạo Phật lúc nào cũng đơng (có thể càng ngày càng đông). Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng khơng đơng như tín đồ Ðạo Phật. Hiện có 27 nhà thờ Ky Tơ giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố. Số giáo dân khoảng hơn một vạn người. Tín đồ đạo Cao Ðài hiện có khoảng vài chục người. Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có cơng với dân với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)...

Du lịch: Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả

nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long – 2 lần được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và hiện nay được bầu chọn 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Vịnh Hạ Long với vẻ đẹp được tạo nên từ 3 yếu tố: Đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá Hạ Long mn hình vạn trạng. Đường nét, họa tiết, màu sắc của đảo núi, hòa quyện với trời biển tạo ra một bức tranh thủy mặc. Vịnh Bái Tử Long cùng các hải đảo và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, cùng hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao vào loại nhất của cả nước…, tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch kết hợp rất hấp dẫn, trên đất liền và trên các đảo. Tài nguyên du lịch Văn hoá - Tâm linh. Khu Di tích nhà Trần ở Đông Triều. Đền và lăng mộ nhà Trần thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nằm rải rác trong một khu đất rộng có bán kính 20 km để thờ “Bát Vị Hoàng Đế” thời Trần. Toàn bộ khu vực này trở thành thánh địa tôn nghiêm qua các triều Trần, Lê, Nguyễn. Đây là một trong những cơng trình tưởng niệm có giá trị lớn trong lịch sử Việt Nam và đã được Bộ Văn hố Thơng tin cơng nhận là di tích lịch sử. Cụm Di tích chiến thắng Bạch Đằng thị xã Quảng Yên đã được Bộ Văn hố Thơng tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử (số191 VH/QÐ ngày 22 tháng 3 năm 1988) nhân kỷ niệm 700 năm chiến thắng Bạch Ðằng. Di tích thương cảng Vân Đồn là cảng ngoại thương đầu tiên ở nước ta. Quy mô lớn của thương cảng Vân Đồn một thời sầm uất đã được các nhà khào cổ ghi nhận qua việc phát hiện nhiều bến bãi với đồ gốm và tiền đồng nhiều triều đại thuộc các thời đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Đường tới nhà Thanh; tiền Việt Nam từ nhà Lý tới nhà Nguyễn. Cụm di tích và danh thắng Núi Bài Thơ nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long với chùa Long Tiên, Đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn,.. Đền Cửa ông, thị xã Cẩm Phả thờ Trần Quốc Tảng, người có cơng trấn ải vùng cửa Suốt và cũng là con trai thứ 3 của Trần Hưng Đạo.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cịn nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với sự xây dựng phát triển, bảo vệ vùng Đông Bắc của tổ quốc trong các thời kỳ phong kiến và lịch sử hiện đại Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng về giao thông đường bộ, đường thuỷ nội

địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không Bãi Cháy (chuyên dung cho máy bay trực thăng), tới đây là sân bay Vân Đồn rất thuận tiện. Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước cho nhu cầu công nghiệp và sinh hoạt hiện đại, đảm bảo. Hạ tầng du lịch được đầu tư hiện đại. Quảng Ninh có tổng số 638 khách sạn, nhà nghỉ trong đó có 02 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao, 10 khách sạn 3 sao, 35 khách sạn 1 - 2 sao và 632 khách sạn mini, nhà nghỉ có tổng số 10.000 phòng nghỉ với 18.000 giường. Có 350 tàu du lịch (13.000 ghế), trong đó có 49 tàu nghỉ đêm (422 giường) và 318 cơ sở kinh doanh dịch vụ và 02 khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài. Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, y tế và giáo dục đào tạo đều đạt chuẩn quốc gia thuận tiện cho phát triển dịch vụ và cung cấp nguồn nhân lực phục vụ phát triển.

3.1.3. Vai trị và vị trí của nơng nghiệp, nông thôn Quảng Ninh trong sự phát triên kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh có 14 huyện, thị xã, thành phố với tổng số 186 xã, phường, thị trấn. Địa bàn nơng thơn có 125 xã. Dân số sống ở khu vực nông thôn trên 500.000 người, chiếm tỷ lệ 50%, cụ thể: 133.590 hộ dân, trong đó hộ nơng nghiệp 102.225 hộ (chiếm 76,5%); tổng số lao động 316.830 người, trong đó: lao động nông nghiệp 238.959 người (chiếm 75,4%), lao động Công nghiệp - TCN - Xây dựng 38.395 người (chiếm 12,1%), lao động dịch vụ thương mại 39.476 người (12,5%).

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Quảng Ninh có nền kinh tế chủ đạo là cơng nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP (năm 2008 là 6,49%) và có xu hướng giảm dần. Nông nghiệp và

nông thơn phát triển trong tình hình ln khơng ổn định vì tốc độ đơ thị hóa cao, nhiều quy hoạch bị thay đổi nhất là quy hoạch Nông , lâm, thủy sản, quy hoạch sử dụng đất, nơng thơn chưa có quy hoạch. Sản xuất nơng nghiệp phát triển không đồng đều ở các vùng miền, kém bền vững, sức cạnh tranh thấp. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn chưa được quan tâm, nhiều nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mặc dù đã được chú trọng đầu tư song chưa đồng bộ, thiếu tính chiến lược. Đầu tư chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước.

Tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong nền KTQD thấp, nơng dân chiếm tới 50% dân số tồn tỉnh, lao động trong độ tuổi (ở địa bàn nông thôn) chiếm tỷ lệ cao (75,4%) và có vai trị quan trọng trong phát triển KT-XH, ổn định vùng biên giới, hải đảo nhưng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thơn cịn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng xa trung tâm. Mối quan hệ liên minh công nông trong phát triển kinh tế nông thôn, trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nông thôn chưa rõ nét. Kinh tế thế giới, trong nước suy thoái, chậm phục hồi do đó nguồn lực đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp, nơng thơn gặp nhiều khó khăn.

3.2. Thực trạng về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh 02 năm, 2011 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 2011 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

3.2.1. Tình hình nơng nghiệp

Trong sản xuất nơng nghiệp, sản lượng lương thực cây có hạt ổn định ở mức 227 - 230 ngàn tấn/năm, năng suất lúa bình quân đạt 44,7 tạ/ha. Đến nay giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trên 1 đơn vị diện tích bình qn đạt khoảng 47 triệu đồng/ha. Đã hình thành một số vùng chuyên canh lớn về lúa, cây ăn quả, cây cơng nghiệp. Một số mơ hình trồng rau, hoa theo hướng cơng nghệ cao, giá trị thu nhập bình quân 1 ha đạt từ 500 - 800 triệu đồng/ha. Chăn nuôi ổn định, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp hiện đạt

9%. Hiện tồn tỉnh có 18 cơ sở ni gia cầm tập trung. Lâm nghiệp phát triển khá, bình quân mỗi năm trồng được 14.879 ha, độ che phủ rừng đạt 55%. Thủy sản là trọng tâm trong nơng nghiệp của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng khá,

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)