Một số nhận xét về chương trình nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 70)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.5.7.Một số nhận xét về chương trình nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh

* Những kết quả đạt được

- Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ Tỉnh đến cơ sở đã có một bước trưởng thành quan trọng; cán bộ, Đả

ận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng về công tác xây dựng nông thôn mới.

- Nghị quyết của HĐND tỉnh đã được UBND tỉnh triển khai kịp thời đến các sở, ban, ngành, huyện ủy, UBND các huyện và các xã trên địa bàn toàn Tỉnh và đã được các đơn vị đón nhận đồng thời xây dựng Nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch có hướng dẫn cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương tổ chức thực hiện;

- Công tác chỉ đạo điều hành có nhiều đổi mới, việc phân cấp triệt để cho địa phương tỉnh quản lý tiêu chí đã tạo điều kiện các địa phương phát huy tính chủ động trong việc triển khai thực hiện Chương trình. Các chính sách được rà soát và xây dựng, đã dần tạo hành lang pháp lý để người dân trở thành chủ thể thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới.

- Các Sở, Ngành đã tích cực thực hiện chức năng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện Chương trình; Bám sát kế hoạch của UBND tỉnh triển khai Chương trình. Công tác kiểm tra, giám sát các địa phương triển khai Chương trình được sâu sát hơn.

- Công tác tuyên truyền có nhiều đổi mới: Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tổ chức tọa đàm trực tiếp với nhân dân các địa phương, tạo điều kiện để nhân dân khu vực nông thôn bày tỏ tâm tư nguyện vọng và đề xuất các biện pháp thúc đẩy thực hiện Chương trình; Công tác tuyên truyền các địa phương cũng dần đi vào chiều sâu, nhiều hình thức tuyên truyền được triển khai như: Sân khấu hóa (kịch, tiểu phẩm), in ấn tờ rơi, sử dụng loa truyền thanh... Phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được đẩy mạnh, nhân

dân khu vực nông thôn tiếp tục góp công, của trong công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; Phương thức nhà nước hỗ trợ vật liệu, nhân dân tổ chức thực hiện tiếp tục phát huy hiệu quả, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Lực lượng quân đội tình nguyện đăng ký tham gia đóng góp nhân lực chung sức xây dựng NTM đã tạo được nét riêng của Chương trình NTM tỉnh Quảng Ninh.

- Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 8 xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới. Hoàn thành vượt kế hoạch về số xã cơ bản đạt nông thôn mới năm 2012 (133% só với Kế hoạch năm).

- Nhận thức về xây dựng nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến, các địa phương cũng đã xác định phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh có 12 xã đăng ký về đích sớm so với Lộ trình của UBND tỉnh8.

- Công tác đào tạo cán bộ các cấp thực hiện Chương trình Xây dựng Nông

thôn mới được triển khai đồng bộ ở các cấp, dần củng cố năng lực chuyên môn và kỹ năng cho cán bộ trực tiếp tham gia, thực hiện Chương trình.

- Ban chỉ đạo, UBND cấp huyện, xã đã tiếp cận tốt công tác phân cấp thực hiện Chương trình; Đã chủ động xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai Chương trình, bám sát mục tiêu tỉnh giao, lựa chọn những phần việc thiết thực phục vụ nhu cầu tại địa phương trong Chương trình Xây dựng Nông thôn mới. Quan điểm, tư duy ”dự án” trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới dần được loại bỏ; Chương trình Xây dựng nông thôn mới đã dần trở thành công cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân và các tầng lớp xã hội ở khu vực nông thôn của tỉnh.

8

Xã Hải Đông - thành phố Móng Cái; các xã: Bình Khê, Nguyễn Huệ, Hoàng Quế, Yên Thọ, Bình Dương - huyện Đông Triều; các xã: Đồng Tiến, Thanh Lân - huyện Cô Tô; các xã: Hiệp Hòa, Sông Khoai, Hoàng Tân - thị xã Quảng Yên; xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ.

* Những tồn tại, hạn chế

- Một bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức về Chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn chưa đầy đủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành tuy đã có chuyển biến nhưng chưa tích cực, còn tư tưởng trông chờ vào đầu tư của nhà nước, chưa chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện.

- Nguồn lực hỗ trợ thực hiện Chương trình Nông thôn mới chưa đáp ứng với các mục tiêu đề ra, do đó các mục tiêu giao cho các địa phương khó hoàn thành theo tiến độ. Nhu cầu vốn thực hiện Chương trình (bao gồm cả nguồn vốn nợ đọng từ những năm trước) lớn, nguồn lực của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu; Chưa huy động được nhiều các hình thức đầu tư xã hội hóa đầu tư cho hạ tầng khu vực nông thôn (như trường mầm non tư thục, chợ nông thôn, công trình cấp nước tập trung...). Bên cạnh đó, một số địa phương việc dành nguồn lực được hỗ trợ chưa bám sát với mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình đề ra dẫn đến nguồn vốn phân bổ còn dàn trải, chưa quan tâm đến các công trình chuyển tiếp (đặc biệt các công trình trước đây do tỉnh phê duyệt, nay phân cấp cho cấp huyện tiếp tục bố trí nguồn lực triển khai).

Hiện có 16 chương trình MTQG với các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách Nhà nước đang được thực hiện trên địa bàn nông thôn, đều là nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Các nguồn vốn này được đầu tư qua các bộ, ngành Trung ương, từ đó phân bổ về cho các sở, ngành địa phương (trừ phần vốn đối ứng của địa phương). Cơ chế phân phối vốn theo ngành dọc làm nảy sinh những khó khăn trong việc điều phối chương trình trên từng địa bàn; vì ngành nào cũng muốn sử dụng vốn đầu tư có lợi cho ngành mình. Mức độ đầu tư vốn cho các chương trình MTQG không đồng đều, có chương trình được đầu tư nhiều, có chương trình đầu tư ít, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch điều phối vốn hàng năm của tỉnh.

Đối với nguồn vốn đầu tư cho các công trình xây dựng như: kiên cố hóa trường học, kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng trụ sở xã… thì dễ lồng ghép vì gắn với từng công trình cụ thể. Đối với các nguồn vốn không gắn với các công trình như: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tội phạm… thì việc lồng ghép điều phối chung trong nguồn vốn xây dựng nông thôn mới khó đảm bảo tính đồng bộ, mặt khác hiệu quả sử dụng nguồn vốn này sẽ không cao nếu không được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

- Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp còn manh mún, việc dồn điền đổi thửa diễn ra chậm; Hạ tầng kinh tế nông thôn còn thiếu, các công trình đường nội đồng, cứng hóa kênh mương mới dừng lại ở mục tiêu làm giảm sự vất vả cho người dân; Vệ sinh môi trường có chuyển biến, nhưng nhiều nơi còn thiếu điều kiện vệ sinh gia đình, nước sinh hoạt; nhiều địa phương đã tổ chức thu gom rác thải nhưng thiếu các trung tâm xừ lý, đặc biệt là ở các vùng dân cư tập trung.

- Việc giải ngân nguồn vốn hỗ trợ sản xuất còn chậm, việc hỗ trợ lãi suất trong sản xuất nông nghiệp còn khó khăn.

- Một số nguồn hỗ trợ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số địa phương triển khai chậm, chưa huy động được đông đảo người dân vào cuộc.

- Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm là cách làm đúng hướng của sản xuất nông nghiệp song việc phát triển sản xuất để có lượng hàng hóa phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm, các địa phương triển khai còn chậm chưa huy động được nhiều doanh nghiệp vào cuộc.

- Chế độ thông tin, báo cáo của thành viên Ban chỉ đạo và các địa phương còn chậm, chất lượng báo cáo kém, ít thông tin vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổng hợp, tham mưu và điều hành Chương trình.

* Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân khách quan: Nhu cầu nguồn lực cho Chương trình rất lớn, trong khi điều kiện của Nhà nước có hạn chưa đáp ứng được yêu cầu;

Chưa huy động được nhiề ầu tư hạ tầng khu vực

nông thôn (như trường mầm non tư thục, chợ nông thôn, công trình cấp nước tập trung...). các huyện vùng sâu, vùng xa đa số là còn nghèo, việc huy động trong dân và doanh nghiệp là khó khăn.

Nguyên nhân chủ quan: Một số địa phương việc dành nguồn lực được hỗ trợ chưa bám sát với mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình đề ra dẫn đến nguồn vốn phân bổ còn dàn trải. Nhận thức trong một bộ phận cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới chưa được toàn diện. Công tác thi đua, khen thưởng thực hiện Chương trình chưa kịp thời. Công tác đào tạ

ặc biệt là cán bộ cấp xã thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới còn thiếu tính đồng bộ chủ yếu là kiêm nhiệm. Ban Chỉ đạo một số địa phương còn thiếu sáng tạo, chưa vào cuộc tích cực quyết liệt, chỉ đạo chưa cụ thể, chưa rõ việc do vậy chưa tạo được chuyển biến sâu rộng ở địa phương. Tổ chức triển khai thực hiện một số chính sách còn lúng túng, không linh hoạt; công tác kiểm tra, giám sát chưa chủ động; công tác thi đua khen thưởng chậm đổi mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Một số kinh nghiệm

- Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, giáo dục để thay đổi nhận thức về Chương trình xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở; có phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo của huyện, của xã, của thôn với các nội dung công việc cụ thể; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình để kịp thời chấn chỉnh và tháo gỡ vướng mắc cho cơ sở; phải có bộ phận chuyên trách thì công tác tham mưu sâu sát hơn, chế độ thông tin báo cáo đầy đủ hơn.

- Công tác phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương đồng bộ và chặt chẽ, qua đó đã phản ánh được không khí chung tay xây dựng nông thôn, cung cấp cho độc giả một cái nhìn sinh động, toàn cảnh trên nhiều lĩnh vực, tại nhiều địa phương; phản ánh được không khí phấn khởi, vào cuộc với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, rộng rãi, thể hiện được quyết tâm của Đảng, nhà nước trong thực hiện một chương trình của Quốc gia, góp phần tạo nên những chuyển biến sâu sắc về nhận thức, khơi dậy tiềm năng, nỗ lực vượt qua khó khăn; cổ vũ mạnh mẽ các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội chung sức, đồng lòng trong công tác xây dựng nông thôn mới.

- Việc phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy chủ trì chỉ đạo các địa phương đã tạo nên sự lãnh đạo đồng bộ hơn, khích lệ được các địa phương và phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác chỉ đạo cũng như huy động được các nguồn lực cho Chương trình.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là trong công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, nếu làm tốt công tác này sẽ tạo động lực để người dân hăng hái hơn tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Tiếp tục phát động phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn; sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư.

- Công tác thi đua - khen thưởng trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải “Thực hiện việc khen thưởng công bằng,

kịp thời”. Việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào mới đưa bình xét mà cần phải tiến hành hàng ngày; thực chất của việc khen thưởng nặng về yếu tố tinh thần.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 4.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu

4.1.1. Quan điểm

- Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn có vị trí chiến lược trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Ninh, là cơ sở giữ ổn định chính trị và quốc phòng - an ninh địa bàn nông thôn, là bệ đỡ cho nền kinh tế khi có biến động xấu. Tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh.

- Triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trung tâm trong thực hiện NQ 26/TƯ, là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tính chất quan trọng và kết quả của xây dựng NTM là tiền đề để Tỉnh đạt được mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp - dịch vụ hiện đại vào năm 2015.

- Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của BCH Đảng bộ tỉnh về Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh xác định Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; chủ thể chính xây dựng nông thôn mới là nông hộ, dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư địa phương là chính vì vậy mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm, và dân được hưởng thụ. Lấy dân chủ làm nguồn lực to lớn bởi chỉ có dân chủ thì mới huy động được sức dân.

4.1.2. Định hướng

- Xây dựng nông thôn mới phải luôn luôn sáng tạo, không dập khuôn máy móc, không trông chờ ỷ lại hoàn toàn vào ngân sách nhà nước, xã hội

hóa trong xây dựng NTM trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi là phương châm hành động trong thực hiện Nghị quyết.

Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đồng bộ ở tất cả các xã nhằm tạo sự công bằng, tạo lên phong trào thi đua giữa các xã trong huyện, giữa các huyện trong tỉnh.

Trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới là tập trung cho sản xuất, coi đây là nền tảng nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ sản xuất, thúc đẩy và thực hiện các tiêu chí khác trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Lấy sự hài lòng của người dân ở nông thôn làm thước đo hiệu quả của chương trình Xây dựng nông thôn mới.

4.1.3. Mục tiêu

4.1.3.1. Mục tiêu chung

Đến năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt tỉnh nông thôn mới: 82/125 xã cơ bản đạt nông thôn mới; 10/13 huyện, thị xã, thành phố cơ bản đạt nông thôn mới (thành phố Móng Cái, thành phố Uông Bí, thị xã Cẩm Phả và các huyện: Đông Triều, Yên Hưng, Hoành Bồ, Vân Đồn, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà).

4.1.3.2. Mục tiêu cụ thể

Năm 2014

*) Chỉ tiêu chung toàn tỉnh:

Duy trì 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; 100% y tế xã đạt chuẩn quốc gia.

*) Phấn đấu về đích: Toàn tỉnh có thêm 22 xã cơ bản đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Huyện Đông Triều: 04 xã (Thủy An, Tràng An, Tân Việt, Hồng Thái Đông).

- Huyện Yên Hưng: 01 xã (Tiền An).

- Huyện Hoành Bồ: 07 xã (Lê Lợi, Thống Nhất, Sơn Dương, Dân Chủ, Quảng La, Tân Dân, Vũ Oai). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Huyện Vân Đồn: 03 xã (Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên). - Huyện Tiên Yên: 02 xã (Đông Hải, Hải Lạng).

- Huyện Hải Hà: 04 xã (Quảng Minh, Quảng Long, Quảng Điền, Quảng Thành).

Năm 2015

*) Chỉ tiêu chung toàn tỉnh:

- Có 100% số xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đường liên thôn được cứng hóa đạt chuẩn; 100% xã đồng bằng, 50% xã miền núi có hệ thống kênh mương được kiên cố hóa.

- Kinh tế khu vực nông thôn đóng góp từ 15 đến 20% GDP của tỉnh, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 4% trong cơ cấu GDP của tỉnh;

- Thu nhập của người dân nông thôn gấp 1,5 – 2 lần so với thu nhập

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 70)