Kết quả đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 2006 2010

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 44)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Kết quả đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 2006 2010

a. Xây dựng kết cấu hạ tầng

- Giao thông: Đã đưa vào sử dụng mới 49 km đường huyện, 130 km đường xã, thôn, bản. Toàn tỉnh có 764 km đường huyện, đã cứng hoá mặt đường 455 km (chiếm 60%); 2.233 km đường xã, đã cứng hoá mặt đường 527 km (chiếm 24%). Hệ thống đường giao thông nông thôn, miền núi được quan

tâm đầu tư nâng cấp, tạo ra một mạng lưới giao thông đồng bộ, thông suốt giữa các vùng miền trong tỉnh và giữa các xã với trung tâm huyện, thị xã, thành phố, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Số xã, phường có đường ô tô đến trung tâm xã tăng từ 130 xã, phường năm 2005 lên 186 xã, phường năm 2010.

- Thủy lợi: Đã đầu tư, đưa vào sử dụng hồ Đầm Hà Động và các tuyến đê biển: Hà Nam, Bắc Cửa Lục, Đông Yên Hưng; hoàn thành 424 km kênh mương tưới tiêu cấp II, III. Đến nay đã chủ động tưới tiêu cho 74% diện tích gieo trồng.

- Hệ thống điện nông thôn: Hệ thống điện được quan tâm đầu tư tạo điều kiện để điện khí hóa nông thôn, phục vụ sản xuất và đời sống. Đến nay 100% số xã trong đất liền có điện lưới quốc gia (xã đảo có điện diezen); có trên 96% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện theo giá nhà nước. Đã hoàn thành bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý, phối hợp hỗ trợ vốn để ngành điện đầu tư điện lưới đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

- Cơ sở vật chất giáo dục: Hệ thống giáo dục của tỉnh tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng, mạng lưới trường lớp được xây dựng, củng cố và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 trường Đại học, 2 trường cao đẳng nghề, 5 trường cao dẳng chuyên nghiệp, 1 trường trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường trung cấp nghề, 6 trung tâm dạy nghề và 15 cơ sở khác đăng ký hoạt động dạy nghề, 415 trường phổ thông, 183 trường mầm non, 15 trung tâm giáo dục thường xuyên và 186 trung tâm học tập cộng đồng. Đến hết năm 2010, sẽ có 47,1% trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia; cơ bản hoàn thành mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên theo Đề án của Chính phủ trước cả nước 2 năm. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng trong những

năm qua đã tạo ra diện mạo mới cho vùng nông thôn của tỉnh, đặc biệt ở miền núi, biên giới và hải đảo.

- Cơ sở vật chất y tế: Xây dựng, đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa tỉnh và đầu tư nâng cấp hầu hết các bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện tuyến huyện. Hiện nay, toàn tỉnh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã, phường; tỷ lệ dân số được tiếp cận dịch vụ y tế đạt trên 92%; đạt tỷ lệ 30 giường bệnh trên 10.000 dân và 8 bác sỹ trên 10.000 dân. Tỷ lệ xã đạt chuẩn y tế quốc gia tăng từ 46,7% (năm 2005) lên 100% (năm 2010).

- Cơ sở vật chất văn hoá, thông tin: Nhà văn hóa thôn, bản đã và đang được đầu tư xây dựng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm ở các huyện. Tính đến cuối năm 2009 toàn tỉnh có 1.225/1.529 thôn, khu phố đã xây dựng xong nhà văn hóa và đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, chiếm 80%. Hệ thống phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông phát triển nhanh đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân và phục vụ tốt du lịch, dịch vụ. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh – truyền hình đạt trên 95%. Tỷ lệ máy điện thoại cố định và di động trả sau đạt 40 thuê bao/100 dân, Internet ước đạt 12,3 thuê bao/100 dân. Ở khu vực nông thôn, số hộ có máy thu hình là 88%, có máy vi tính là 4%, kết nối Internet là 3%.

b. Phát triển ngành nghề nông thôn

Trong những năm qua, ngành nghề nông thôn từng bước được khôi phục và phát triển, như dệt may, mây tre đan, dệt thổ cẩm, chạm khắc than đá, gốm sứ, cơ khí nông thôn. Nhiều sản phẩm đến nay đã sản xuất theo xu hướng hàng hoá như: gốm sứ, thuỷ tinh dân dụng, may mặc. Ngành nghề nông thôn phát triển đã thu hút hàng vạn lao động nông nghiệp tham gia, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.

c. Các hình thức tổ chức sản xuất

Kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, tạo việc làm cho xã viên và giảm nghèo; mặc dù quy mô sản xuất còn nhỏ nhưng đến năm 2010, kinh tế hợp tác đã thu hút khoảng 138.000 lao động, chiếm 20% tổng số lao động, đóng góp khoảng 3,5% vào GDP toàn tỉnh.

d. Giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

Trong 5 năm qua, đã giải quyết việc làm cho 13,06 vạn lao động, bình quân mỗi năm 2,6 vạn lao động. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đến nay lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản: 43%; lao động công nghiệp và xây dựng: 23%; lao động khu vực dịch vụ: 34% trong tổng số lao động toàn tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, từ 33% năm 2005 lên 48% năm 2010 (trong đó đào tạo nghề đạt 38%). Theo báo cáo của các địa phương thống kê ở 125 xã, hiện có 133.590 hộ dân, trong đó hộ nông nghiệp 102.225 hộ (chiếm 76,5%); tổng số lao động 316.830 người, trong đó: lao động nông nghiệp 238.959 người (chiếm 75,4%), lao động Công nghiệp - TTCN - Xây dựng 38.395 người (chiếm 12,1%), lao động dịch vụ thương mại 39.476 người (chiếm 12,5%). Giai đoạn 2006 – 2010 toàn tỉnh đã đào tạo 12.680 lao động nông thôn; tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo hiện nay chiếm khoảng 23 %.

Tóm lại: Trong những năm qua, nhờ có sự đổi mới về đường lối phát triển, chính sách của Đảng và Nhà nước nên tốc độ phát triển kinh tế xã hội tăng cao, hệ thống cơ sở hạ tầng được củng cố xây dựng mới. Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Bộ mặt nông thôn và đời sống nhân dân có nhiều đổi mới so với các thời kỳ trước.

3.3. Đánh giá nông thôn Quảng Ninh trƣớc khi thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới (So với Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời điểm 12/2010)

a. Nhóm I: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Về quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Có 50 xã đã có quy hoạch, đạt 40% về số xã.

- Về Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội – môi trường theo chuẩn mới có 19 xã đã có quy hoạch, chiếm 15,2% số xã của tỉnh;

- Về quy hoạch phát triển các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp: có 26 xã có quy hoạch, chiếm 20,8% số xã.

b. Nhóm II: Hạ tầng Kinh tế - Xã hội * Giao thông

- Đường trục xã, liên xã:

Toàn tỉnh có 1.287 km đường trục xã, liên xã, trong đó đã bê tông hóa, nhựa hóa 772,5 km; có 514,8 km (chiếm 40%) đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải.

Số xã có tỷ lệ km đường trụ xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn đạt 50 % trở lên: có 44 xã đạt chuẩn, chiếm 35,2% số xã.

- Đường trục thôn, xóm:

Đường trục thôn, xóm ở trên địa bàn các xã của tỉnh hiện nay là 1.555 km, trong đó 453,4 km đã được bê tông hóa và nhựa hóa; có 514,8 km đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải.

Chỉ tiêu tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt 50% trở lên: có 24 xã đạt chuẩn, chiếm 19,2 % tổng số xã.

- Đường ngõ, xóm:

Đường ngõ, xóm ở các xã tổng chiều dài khoảng 1.733 km, trong đó 230,6 km đã được cứng hóa, 212,5 km đạt chuẩn.

Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 100% (trong đó 50% được cứng hóa): có 23 xã đạt chuẩn, chiếm 18,4% tổng số xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đường trục chính nội đồng:

Hiện tại có 926,2 km đường trục chính nội đồng, trong đó có 12,3 km đã được cứng hóa, 6,7 km đạt chuẩn.

Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 50% trở lên: có 8 xã đạt chuẩn, chiếm 6,4% tổng số xã.

* Về thủy lợi

Trên địa bàn các xã của tỉnh hiện nay, kênh cấp I có 1.541,9 km (trong đó kiên cố hóa 602,5 km), kênh cấp II 3.541,4 km ( đã kiên cố hóa 1.202,3 km), kênh cấp III 1.725,9 km (đã kiên cố hóa 183,1 km). Đánh giá các chỉ tiêu về thủy lợi theo chuẩn nông thôn mới như sau:

- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh: có 75 xã đạt chuẩn, chiếm 60% tổng số xã.

- Tỷ lệ km kênh mương do các xã quản lý được kiên cố hóa đạt 50% trở lên: có 42 xã đạt chuẩn, chiếm 33,6% tổng số xã.

* Điện nông thôn

Hệ thống điện ở các xã hiện nay gồm có 573 trạm biến áp với tổng công suất 92.483 KVA, có 690,2 km đường dây trung thế và 1.634,7 km đường dây hạ thế.

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện: có 70 xã đạt chuẩn, chiếm 56% tổng số xã.

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 95% trở lên: có 89 xã đạt chuẩn, chiếm 71,2% tổng số xã.

* Trường học

Hiện nay trên địa bàn các xã có 29 nhà trẻ (trong đó đạt chuẩn là 7 nhà trẻ), 124 trường mẫu giáo (17 trường đạt chuẩn), 132 trường tiểu học (46 trường đạt chuẩn), trung học cơ sở có 94 trường (đạt chuẩn 21 trường).

Về chỉ tiêu tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 70% trở lên có 28 xã đạt chuẩn, chiếm 22,4%.

* Cơ sở vật chất văn hóa

Toàn tỉnh có 24 Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã; 557 Trung tâm Văn hóa Thể thao thôn, bản trong đó 146 trung tâm đạt chuẩn.

- Đạt chỉ tiêu Trung tâm văn hóa - thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch có 16 xã, chiếm 12,8% tổng số xã.

- Tỷ lệ thôn có Trung tâm văn hóa - thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đạt 100%: có 18 xã đạt chuẩn, chiếm 14,4% tổng số xã.

* Chợ nông thôn

Toàn tỉnh có 65 chợ nông thôn; Đạt chỉ tiêu chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng có 13 xã, chiếm 10,4% tổng số xã của tỉnh.

* Thông tin và truyền thông

Hiện nay ở khu vực nông thôn có 44% số hộ có điện thoại cố định, 4% số hộ có máy tính, 3% số hộ có kết nối Internet, 6% số hộ có máy thu thanh, 88% có máy thu hình.

- Đạt chỉ tiêu có điểm phục vụ bưu chính viễn thông: có 118 xã, chiếm 80% tổng số xã.

- Đạt chỉ tiêu có Internet đến thôn: có 51 xã đạt chuẩn, chiếm 40,8% số xã. * Nhà ở dân cư

- Chỉ tiêu không có nhà tạm, dột nát: có 125 xã đạt, chiếm 100% số xã. - Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng đạt 75% trở lên: có 30 xã đạt chuẩn, chiếm 24% tổng số xã.

c. Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất * Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân thu nhập đầu người ở khu vực nông thôn gấp 1,2 lần: có 35 xã đạt chuẩn, chiếm 28% tổng số xã.

* Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo đạt < 10%: có 89 xã đạt chuẩn, chiếm 71,2% tổng số xã. * Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp từ 45% trở xuống: có 17 xã đạt chuẩn, chiếm 13,6% tổng số xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hình thức tổ chức sản xuất

Đạt chỉ tiêu có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả: có 48 xã đạt chuẩn, chiếm 38,4% tổng số xã.

d. Nhóm IV: Văn hóa – Xã hội – Môi trường * Giáo dục, đào tạo

- Đạt chỉ tiêu Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: có 125 xã đạt chuẩn, chiếm 100% tổng số xã.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 70% trở lên: có 78 xã đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 62,4%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 20% trở lên: có 18 xã đạt chuẩn, chiếm 14,4% tổng số xã.

* Y tế

- Tỷ lệ người tham gia các hình thức BHYT đạt 20% trở lên: có 91 xã đạt chuẩn, chiếm 72,8% tổng số xã.

- Đạt chỉ tiêu Y tế xã đạt chuẩn quốc gia: có 125 xã đạt chuẩn, chiếm 100% tổng số xã.

* Văn hóa

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch: Có 29 xã đạt chuẩn, chiếm 23,2% tổng số xã.

* Môi trường

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia đạt 70% trở lên: có 78 xã đạt chuẩn, chiếm 62,4% tổng số xã.

- Các cơ sở SX – KD đạt tiêu chuẩn về môi trường: có 41 xã đạt chuẩn, chiếm 32,8%.

- Đạt chỉ tiêu không có hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp: có 65 xã đạt chuẩn, chiếm 52% tổng số xã.

- Đạt chỉ tiêu nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch: có 23 xã đạt chuẩn, chiếm 18,4% tổng số xã.

- Đạt chỉ tiêu chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định: Có 15 xã đạt chuẩn, chiếm 12% số xã.

e. Nhóm V: Hệ thống chính trị

* Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

- Đạt chỉ tiêu cán bộ xã đạt chuẩn: có 72 xã đạt, chiếm 57,6% tổng số xã. - Đạt chỉ tiêu có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: có 119 xã, chiếm 95,2% tổng số xã.

- Đạt chỉ tiêu Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”: có 105 xã, chiếm 84% số xã.

- Đạt chỉ tiêu các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên: có 91 xã đạt chuẩn, chiếm 72,8% tổng số xã.

* An ninh, trật tự xã hội

Đạt chỉ tiêu an ninh, trật tự xã hội được giữ vững: có 107 xã đạt chuẩn, chiếm 85,6% tổng số xã.

Tổng quát chung, đánh giá theo 19 tiêu chí nông thôn mới ở 125 xã của tỉnh như sau:

- Số xã đạt trên 75% bộ tiêu chí (đạt trên 29/39 chỉ tiêu): 26 xã (chiếm 20,8%). Các địa phương có xã đạt chỉ tiêu này là: Đông Triều 9 xã, Yên Hưng 9 xã, Móng Cái 4, Hoành Bồ 1 xã, Vân Đồn 1 xã, Tiên Yên 1 xã, Đầm Hà 1 xã.

- Số xã đạt 50 – 75% bộ tiêu chí (đạt từ 20 - 29/39 chỉ tiêu): 41 xã (chiếm 32,8%), bao gồm: Đông Triều 9 xã, Uông Bí 2 xã, Yên Hưng 6 xã,

Hoành Bồ 4 xã, Vân Đồn 4 xã, Cẩm Phả 3 xã, Cô Tô 2 xã, Ba Chẽ 1 xã, Tiên Yên 2 xã, Bình Liêu 1 xã, Đầm Hà 3 xã, Hải Hà 1 xã, Móng Cái 3 xã.

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 44)