Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 59 - 63)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.5.2.Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Do nhận thức nâng cao thu nhập là “gốc” nên trong chỉ đạo phân bổ nguồn lực UBND tỉnh đã quy định rõ tỷ lệ nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển sản xuất, hầu hết các huyện rất coi trọng công tác này. Năm 2013, tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ khoảng 266 tỷ đồng (năm 2011 và 2012 bố trí 101 tỷ đồng, năm 2013 bố trí 165 tỷ đồng) để thực hiện trên 450 dự án, mô hình sản xuất. Các mô hình, dự án phát triển sản xuất đã bám sát định hướng của ngành nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và đáp ứng nhu cầu sản xuất của các địa phương. Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả được nghiên cứu ứng dụng và nhân rộng góp phần giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, công tác chỉ đạo phát triển sản xuất có nhiều kết quả rõ nét hơn trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản; đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, gắn với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm bước đầu đã được thị trường đón nhận rất tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân5. Đã hình thành các vùng sản xuất tập

5

UBND tỉnh đã chỉ đạo Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung ở các vùng nước mặn, nước lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (đã được UBND Tỉnh phê duyệt); Các đơn vị

trung (Bảng 3.2) gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Bảng 3.2. Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tỉnh Quảng Ninh năm 2012

Vùng sản xuất tập trung ĐVT Địa phƣơng Quy mô

Vùng lúa chất lượng cao ha Đông Triều, Quảng Yên 1.500

Vùng Na dai ha Đông Triều 880

Vùng rau an toàn ha Quảng Yên 250

Vùng chè ha Hải Hà, Đầm Hà 150

Vùng Rong giềng ha Bình Liêu 300

Vùng hoa cao cấp ha Hoành Bồ, Đông Triều 90

Vùng gỗ nguyên liệu ha Hoành Bồ, Cẩm Phả 55.000

Vùng dược liệu ba kích ha Ba Chẽ 100

Vùng Thanh long ruột đỏ ha Uông Bí, Đông triều 150 Trang trại lợn Công ty

Thiên Thuận Tường

con Cẩm Phả 5.000

Trang trại lợn Công ty Minh Châu

con Hạ Long 3.500

Trang trại gà Tân An con Quảng Yên 50.000

Trang trại gà Hà An trứng Quảng Yên 35 - 40.000 Vùng nuôi trồng thủy sản

nước ngọt

ha Đông Triều 350

Vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn

ha Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà và Móng cái

35.000

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2012 và kết quả tính toán của tác giả)

Trong những năm qua ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, một số vật nuôi cây trồng được khảo nghiệm đến nay

tư vấn đang thực hiện Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; Quy hoạch phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá; Quy hoạch chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015; Quy hoạch chăn nuôi tập trung;

khẳng định là phù hợp và có khả năng phát triển tốt như: giống lúa QR1, QR2, lợn Miesan 30 con, gà VCG15 siêu trứng 6.000 con; cam V2 trồng được 33 ha, giống lúa QR1, QR2 trồng được 1.192 ha; Công nghệ tưới nước theo công nghệ Israel đã được triển khai ở một số trang trại trên địa bàn Tỉnh; Việc ứng dụng công nghệ công nghệ áp phan lạnh vào làm đường giao thông nông thôn được triển khai thực hiện (tại thị xã Quảng Yên, huyện Đông Triều, huyện Tiên Yên với tổng chiều dài hơn 2 km). Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật nông nghiệp nông thôn lần thứ nhất đã thu được kết quả tốt, có 40 sáng kiến giải pháp kỹ thuật do người lao động trực tiếp sáng tạo trong quá trình sản xuất hàng ngày tham dự cuộc thi đã tạo ra không khí ứng dụng cải tiến khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và trong đời sống. Một số thương hiệu, sản phẩm đã trở hàng hóa đã được thị trường đón nhận tích cực và đã trở thành hàng hóa, giúp nông dân nâng cao thu nhập như rau an toàn Quảng Yên, hoa Hoành Bồ; chè Đường Hoa, nếp cái hoa vàng và Na dai Đông Triều; mực Cô Tô, miến dong Bình Liêu, ba kích Ba Chẽ, trứng gà Tân An, chả mực Hạ Long… Chương trình xây dựng nông thôn mới cùng với các Chương trình khác đã góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn. Thu nhập của người dân khu vực nông thôn tăng từ 10,98 triệu đồng/năm (năm 2010) lên 14 triệu đồng/năm (năm 2012) góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 4,89% (năm 2011) xuống còn 3,68% (năm 2012). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu năm 2015 và kết quả thực hiện Chƣơng trình Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh

+ “Thu nhập của người dân nông thôn gấp 1,5 – 2 lần so với thu nhập đầu người khu vực nông thôn của tỉnh năm 2010”: Năm 2012, thu nhập bình quân khu vực nông thôn là 1,158 triệu đồng/người/tháng; gấp 1,27 lần so với năm 2010; Ước năm 2013, thu nhập bình quân là 1,326 triệu đồng/người/tháng; gấp 1,45 lần so với năm 2010. Theo tiến độ, đến năm 2015 ước sẽ đạt Kế hoạch đề ra.

+”Tỷ lệ hộ nghèo các xã miền núi dưới 10%, các xã đồng bằng dưới 6%”: Năm 2013, toàn tỉnh có 18/24 xã đồng bằng (chiếm tỷ lệ 75%) có tỷ lệ hộ nghèo dưới 6%; có 64/91 xã (chiếm tỷ lệ 70,3%) có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%. Theo tiến độ, đến năm 2015 ước sẽ đạt Kế hoạch đề ra.

+ “Các xã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả”: Tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 220 tổ hợp tác (với tổng số 2.420 thành viên); 216 hợp tác xã với tổng số 154.000 xã viên (trong đó còn một số HTX kiểu cũ, quy mô toàn xã). Theo đánh giá của các địa phương, trên 200 tổ hợp tác và gần 120 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Theo tiến độ, đến năm 2015 ước sẽ đạt Kế hoạch đề ra.

Bảng 3.3. Đánh giá tiêu chí nông thôn mới theo nhóm

TT Phân theo nhóm Thực hiện tiêu chí NTM Năm 2010 2013 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Nhóm 1 Xã đạt 19 tiêu chí NTM 0 0 0 0 2 Nhóm 2 (14-18 TC) Xã đạt 18 tiêu chí NTM 0 0 1 0,8 3 Xã đạt 17 tiêu chí NTM 0 0 2 1,6 4 Xã đạt 16 tiêu chí NTM 2 1,6 6 4,8 5 Xã đạt 15 tiêu chí NTM 1 0,8 7 5,6 6 Xã đạt 14 tiêu chí NTM 6 4,8 8 6,4 7 Nhóm 3 (9-13 TC) Xã đạt 13 tiêu chí NTM 8 6,4 6 4,8 8 Xã đạt 12 tiêu chí NTM 7 5,6 5 4 9 Xã đạt 11 tiêu chí NTM 5 4 12 9,6 10 Xã đạt 10 tiêu chí NTM 7 5,6 8 6,4 11 Xã đạt 9 tiêu chí NTM 4 3,2 14 11,2 12 Nhóm 4 (5-8 TC) Xã đạt 8 tiêu chí NTM 11 8,8 17 13,6 13 Xã đạt 7 tiêu chí NTM 16 12,8 9 7,2 14 Xã đạt 6 tiêu chí NTM 10 8 9 7,2 15 Xã đạt 5 tiêu chí NTM 12 9,6 10 8 16 Nhóm 5 (0-4 TC) Xã đạt 4 tiêu chí NTM 16 12,8 10 8 17 Xã đạt 3 tiêu chí NTM 13 10,4 1 0,8 18 Xã đạt 2 tiêu chí NTM 7 5,6 0 0 19 Xã đạt 1 tiêu chí NTM 0 0 0 0 20 Xã đạt 0 tiêu chí NTM 0 0 0 0

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập vẫn còn một số tồn tại như công tác quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn triển khai còn chậm; cơ cấu sản xuất ở các xã chủ yếu vẫn tập trung vào sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng ngành chế biến, dịch vụ còn thấp; việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệ

. Nguồn vốn tín dụ ực nông

nghiệ . Do đó chưa tạo ra chuyển biến mạnh, bền vững về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, tạo việc làm và thu nhập. Công tác đào tạo nghề còn chưa gắn với giải quyết việc làm tại chỗ nên lao động được đào tạo vẫn chưa có nhiều cơ hội kiếm việc làm mới. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, chưa có trọng tâm; các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn nhỏ lẻ và phân tán; chưa có khu hạ tầng sản xuất, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường...

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 59 - 63)