Từng bước nâng cao đời sống nông dân

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 86 - 92)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.10.Từng bước nâng cao đời sống nông dân

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để tăng nhanh năng suất, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của Tỉnh, các ngành của tỉnh, các huyện thị xã thành phố phối hợp với các trường Đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học của Trung ương tập trung đầu tư

nghiên cứu, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến về giống, kỹ thuật thâm canh cho nông dân ứng dụng vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời cải tiến phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến để tăng thêm giá trị thu nhập trên một ha đất sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả thu nhập cho nông dân.

- Phát triển và mở rộng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề để giải quyết việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn

Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và mở rộng các khu, cụm công nghiệp; các làng nghề để giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Việc phát triển các làng nghề, cụm công nghiệp phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề.

- Phát triển hệ thống dịch vụ để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng về nông nghiệp

Đầu tư, nâng cấp chợ nông thôn, thành lập, phát triển các hợp tác xã dịch vụ về vận tải, xây dựng, tín dụng… để vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân nông thôn vừa tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và thu hút chuyển dịch lực lượng lao động. Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng và các cơ sở dịch vụ về thơng tin, văn hóa, y tế, giáo dục để thúc đẩy tăng trưởng về dịch vụ nông thôn.

- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với nông dân Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nhất là các hộ nghèo, các hộ cận nghèo và các gia đình chính sách. Tăng đầu tư cho cơng tác dạy nghề cho nông dân gắn với phát triển sản xuất hàng hóa để tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội ở khu vực nông thôn, hỗ trợ các hộ nghèo, các hộ cận nghèo phát triển sản xuất để thoát nghèo bền vững, quan tâm hỗ trợ các gia đình chính sách, gia đình khó khăn. Thực hiện thí điểm bảo hiểm sản xuất nơng nghiệp để hạn chế thiệt hại và rủi ro cho nông dân.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu là đánh giá việc thực hiện Chương trình xây dựng nơng thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh Chương trình xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2014 – 2020. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:

1. Luận giải những khái niệm cơ bản nhất về nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đi sâu vào xem xét các tiêu chí trong chương trình xây dựng nơng thơn mới

2. Hệ thống hố cơ sở lý luận về nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng việc nêu và phân tích các quan điểm, các mơ hình lý thuyết của các nhà kinh tế và xã hội hay của các tổ chức. Trên cơ sở hệ thống hố và phân tích những quan điểm lý thuyết đã khẳng định rằng: Xây dựng nông thôn mới là một hướng đi thích hợp đối với những quốc gia, vùng có xuất phát điểm là nền nơng nghiệp truyền thống, trong đó có tỉnh Quảng Ninh.

3. Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới của một số địa phương tại Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm về vấn đề này, đó là: xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại và bền vững là một xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế mỗi quốc gia và mỗi địa phương. Trong quá trình phát triển kinh tế, các địa phương đều coi trọng vai trị của nơng nghiệp, nơng thơn. Lấy nơng nghiệp, nông thôn làm nền tảng để ổn định xã hội, gia tăng tích luỹ cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế cho đất nước, cũng như tăng mức sống của người nông dân.

4. Từ phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh năm 2011- 2012, tác giả đã rút ra kết luận: Ở một mức độ nhất định, chương trình xây dựng nơng thơn mới tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuyển

biến theo chiều hướng tích cực, đó là xây dựng nông thôn mới đang dần đi vào cuộc sống, thu nhập bình qn đầu người trong khu vực nơng thơn có sự tăng lên đáng kể, quy mô sản lượng lương thực, thực phẩm, lượng lương thực bình qn đầu người có xu hướng ngày càng tăng , tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm… Đây chính là sự biến đổi phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội nói chung và của khu vực nông nghiệp, nơng thơn nói riêng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh chưa đạt được, một số chỉ tiêu đã đạt được nhưng chưa thực sự bền vững. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm cao…. 5. Nguyên nhân của tình trạng trên được lý giải hai nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

6. Từ phân tích thực trạng, kết hợp với kinh nghiệm của một số tỉnh về xây dựng nông thôn mới. Luận văn đã đưa ra 10 giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt hơn nữa vấn đề này, trong đó nhóm giải pháp về cơ chế chính sách được tác giả đặc biệt nhấn mạnh.

Thông qua nghiên cứu vấn đề trên, tác giả cũng nhận thức được rằng, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược và cấp bách, đặc biệt là đối với những vùng trung du và miền núi - nơi có điều kiện sống cịn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc đưa ra giải pháp trên là chưa đủ, chưa thể bao quát hết. Nhưng dựa trên cơ sở nghiên cứu từ một địa bàn cụ thể, thì những giải pháp mà tác giả đưa ra có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng nơng thôn mới cho tỉnh Quảng Ninh theo hướng hiện đại và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Luật Hợp tác xã 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khố X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn.

4. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn.

5. Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nơng thôn mới; Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v Hưóng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới.

6. Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình rà sốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

7. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

8. Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; 9. Chương trình Hành động số 22 – Ctr/TU ngày 15/10/2008 của Tỉnh ủy

thực hiện Nghị Quyết Trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn.

10. Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh Quảng Ninh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

11. Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 29/12/2011 của HĐND tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020

12. Quyết định số 775/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020; Kế hoạch số 547/KH-UBND ngày 15/2/2012 thực hiện kế hoạch 5 năm 2010-2015 về xây dựng nông thôn mới.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới tỉnh quản ninh giai đoạn 2014 2020 (Trang 86 - 92)