Những thuận lợi và khó khăn của các hộ gia đình khi thực hiện các

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp tính giá thành sản phẩm cá tra thương phẩm tại các hộ gia đình tỉnh Vĩnh Long (Trang 39 - 41)

6. Kết cấu của đề tài

2.3. Thực trạng kết quả phỏng vấn, khảo sát về chi phí sản xuất và giá thành sản

2.3.3 Những thuận lợi và khó khăn của các hộ gia đình khi thực hiện các

quy định về ni, chế biến, tính giá thành cá tra thương phẩm

2.3.3.1 Tình hình triển khai thực hiện các văn bản quy định về nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

a.Nghị định số 36/2014/NĐ-CP và Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT

Theo Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (Nghị định 36) thì cơ sở ni cá tra thâm canh phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1). Địa điểm, diện tích ni cá Tra thương phẩm phải phù hợp với quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

(2). Được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương xác nhận việc đăng ký diện tích và sản lượng ni cá Tra thương phẩm.

(3). Cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm phải đảm bảo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương chứng nhận, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm.

(4). Sử dụng giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất theo quy định của pháp luật.

(5). Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo Chi cục Thủy sản Vĩnh Long, các cơ sở nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh đáp ứng tương đối đầy đủ các điều kiện theo Nghị định 36:

- Tất cả các cơ sở nuôi cá tra đều nằm trong quy hoạch nuôi cá tra của tỉnh (theo Quyết định số 981/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi cá tra tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020).

- Đến cuối năm 2015, đã hoàn tất việc cấp mã số nhận diện ao nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm cho các cơ sở còn đang hoạt động. Cụ thể, số cơ sở xin cấp mã số ao nuôi là 161 cơ sở, đạt 100% số cơ sở đang thả nuôi và đạt 81,7% tổng số cơ sở nuôi cá tra trên tồn tỉnh (197 cơ sở), các cơ sở khơng đăng ký chủ yếu do ngưng nuôi, treo ao.

- Chi cục Thủy sản cũng đã thường xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tập huấn kỹ thuật, tập huấn các tiêu chuẩn nuôi thủy sản tiên tiến… do đó, người ni cá tra trên địa bàn tỉnh đều nắm được và áp dụng tốt các kiến thức này vào hoạt động nuôi cá tra thương phẩm.

- Trong năm 2015, Chi cục Thủy sản cũng đã triển khai thực hiện dự án “Đầu tư hỗ trợ xây dựng vùng nuôi cá tra an toàn Ứng dụng theo Qui trình GlobalGAP/ASC giai đoạn 2011-2015”. Theo kế hoạch đã được phê duyệt, trong năm 2015, Chi cục Thủy sản sẽ hỗ trợ cho 17 tổ hợp tác và 08 trang trại nuôi cá tra đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP nhằm hỗ trợ các cơ sở nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh đáp ứng điều kiện nuôi theo Nghị định 36.

b.Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT

Đây là hai thông tư quy định việc quản lý về điều kiện sản đảm bảo ATVSTP các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT) và các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ khơng có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT). Trong năm 2015, Chi cục Thủy sản đã tiến hành đánh giá, phân loại theo Thông tư số 45/2014/TT- BNNPTNT được 129 cơ sở nuôi cá tra thâm canh (Loại A: 22; Loại B: 104; Loại C: 03). Kết quả đánh giá cho thấy các cơ sở chấp hành khá tốt các điều kiện đảm bảo ATVSTP, chỉ có 03 cơ sở xếp loại C (khơng đảm bảo điều kiện sản xuất).

c.Thông tư số 198/2014/TT-BTC

Đây là Thơng tư hướng dẫn phương pháp tính giá thành cá tra nguyên liệu do Bộ Tài chính ban hành. Ở tỉnh Vĩnh Long thì Sở Tài chính được phân cơng chủ trì phối hợp với Chi cục Thủy sản điều tra, khảo sát và tính giá thành cá tra nguyên liệu 2 năm/lần.

d.Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-10:2014/BNNPTNT:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-10:2014/BNNPTNT đã được Chi cục Thủy sản phổ biến đến các cơ sở nuôi cá tra thông qua các buổi tập huấn, tuyên truyền, hội thảo… Ngoài ra, khi các cơ sở nuôi cá tra áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cũng phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng dẫn tại quy chuẩn này.

2.3.3.2 Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các các văn bản quy định về nuôi, chế biến cá tra

a. Thuận lợi

Theo đánh giá của chi cục Thủy sản Vĩnh Long, các văn bản pháp lý có liên quan đến ni, chế biến cá tra được thực hiện trong thời gian qua có những thuận lợi như sau:

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT và sự triển khai tích cực của Chi cục Thủy sản Vĩnh Long nên các văn bản quản lý liên quan đến lĩnh vực thủy sản nói chung và cá tra nói riêng được phổ biến và áp dụng rất nhanh chóng và kịp thời.

- So với những năm trước đây thì ở thời điểm hiện tại, khung pháp lý liên quan đến lĩnh vực nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đã tương đối đầy đủ giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất cá tra xuất khẩu.

- Các văn bản ban hành đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cá tra và bảo vệ người sản xuất do đó nhận được quan tâm rất lớn của các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này.

- Một số quy định bắt buộc phải áp dụng để đảm bảo điều kiện hoạt động do đó các cơ sở nuôi chấp hành khá tốt.

- Hiện nay, có nhiều kênh cung cấp thơng tin hiệu quả như báo, đài, internet… do đó cũng thuận lợi hơn cho người nuôi khi cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.

b. Khó khăn

- Do tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra các năm vừa qua vơ cùng khó khăn do đó một số cơ sở nuôi đã ngừng sản xuất hay chỉ hoạt động cầm chừng và chưa thực sự nghiêm túc đối với việc thực hiện các quy định của nhà nước đối với lĩnh vực này.

- Đa số các văn bản đều mới ban hành nên trong triển khai thực hiện vẫn còn nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp do đó gây lúng túng cho cả cơ quan quản lý và đối tượng áp dụng.

- Việc áp dụng một số quy định sẽ phát sinh thêm chi phí khá lớn trong bối cảnh ngành hàng đang cịn nhiều khó khăn do đó cịn nhiều cơ sở khó khăn trong việc áp dụng.

- Các cơ sở ni nhỏ lẻ vẫn duy trì cách thức quản lý truyền thống, thiếu ghi chép, lưu trữ hồ sơ, sổ sách, chứng từ… nên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các quy định quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp tính giá thành sản phẩm cá tra thương phẩm tại các hộ gia đình tỉnh Vĩnh Long (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)