6. Kết cấu của đề tài
2.2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1 Phương pháp phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: Nghiên cứu này đã phỏng vấn 8 cán bộ thuộc Chi cục thủy sản phụ trách các Huyện trong Tỉnh để xác định những quy định mà cơ sở nuôi cá tra phải tuân thủ đồng thời đánh giá những thuận lợi, khó khăn của hộ nuôi khi thực hiện các quy định theo quan điểm của cán bộ phụ trách nhìn nhận (Xem phụ lục 2 – Dàn bài phỏng vấn chuyên gia).
- Mục đích phỏng vấn: Xác định số hộ gia đình ni cá tra thương phẩm trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long, những thuận lợi và khó khăn trong q trình ni cá, thực hiện các văn bản quy định về nuôi cá tra. Mặt khác, qua phỏng vấn tìm hiểu thơng tin sơ bộ về các chi phí phát sinh trong q trình ni cá tra theo thơng tư 198 được các hộ gia đình theo dõi như thế nào.
- Sử dụng kết quả phỏng vấn: Từ kết quả phỏng vấn đề tài xây dựng Phiếu thu thập
thông tin về chi phí sản xuất và giá thành cá tra (Xem phụ lục 3- Phiếu khảo sát) để thu thập thông tin đồng thời xây dựng phương án khảo sát. Đồng thời từ đánh giá, nhận định của cán bộ phụ trách kết hợp với nhận định của ban thực hiện đề tài để xây dựng phương pháp và tổ chức chứng từ, sổ sách theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cá tra thương phẩm.
2.2.1.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát để thu thập dữ liệu
- Cách chọn mẫu thu thập thông tin: Mẫu thu thập thông tin được chọn theo phương pháp phi xác suất, cụ thể là phương pháp thuận tiện. Theo phương pháp này ban thực hiện đề tài chọn phần tử có thể tiếp cận được để khảo sát (Nguyễn Đình Thọ, 2013)
- Chọn mẫu thu thập thông tin: Theo Bộ Tài chính (2014) phương pháp điều tra, khảo sát chi phí sản xuất và giá thành cá tra nguyên liệu theo phương pháp chọn mẫu điển hình suy rộng, vùng khảo sát được chọn tối thiểu 3 huyện/Tỉnh, 3 xã/huyện, 10 cơ sở/xã. Đối với các địa phương khơng có đủ số thì khảo sát tổng thể. Do đối tượng khảo sát để thu thập thơng tin là hộ gia đình nên nghiên cứu này đã xác định mẫu khảo sát là 54 tương ứng với 3 huyện trong Tỉnh, mỗi huyện 3 xã và mỗi xã 6 hộ.
- Câu hỏi thu thập thông tin: Gồm các nội dung về thông tin chung và phần tổng hợp chi phí sản xuất.
- Sử dụng kết quả thu thập thông tin: Từ kết quả điều tra, khảo sát nghiên cứu này nhận diện các chi phí sản xuất cá tra thực tế, tính giá thành sản phẩm dựa trên hướng dẫn thông tư 198/2014/TT-BTC từ đó làm căn cứ đánh giá và đề xuất phương pháp tính giá thành.
2.2.2 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Bước 2: Phỏng vấn cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản thuộc Chi cục thủy sản - Sở NN&PTNT Tỉnh Vĩnh Long. Toàn tỉnh Vĩnh Long được quy hoạch 8 vùng nuôi nên nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 8 cán bộ phụ trách.
Bước 3: Tiến hành khảo sát. Theo kế hoạch khảo sát nghiên cứu chọn 3 huyện/Tỉnh, 3 xã/huyện, 6 cơ sở/xã với cỡ mẫu là 54. Tuy nhiên, các cơ sở ni là hộ gia đình phân bố khơng đều ở các xã, huyện nên không đủ số lượng 6 cơ sở cho 1 xã, mặt khác theo Bộ Tài chính (2014) địa bàn khảo sát chọn vùng ni có điều kiện thuận lợi, trung bình và khó khăn để tính trung bình chi phí sản xuất cá tra và giá thành sản phẩm của Tỉnh. Do đó, nghiên cứu đã khảo sát ở 4 huyện với thông tin cụ thể như sau:
Bảng 2.4 Tổng hợp địa bàn khảo sát
STT Địa bàn khảo sát Số phiếu
I Huyện Bình Tân 18 1 Xã Tân An Thạnh 4 2 Xã Tân Bình 1 3 Xã Tân Hưng 1 4 Xã Tân Quới 11 5 Xã Thành Trung 1 II Huyện Long Hồ 10 1 Xã An Bình 5 2 Xã Bình Hịa Phước 4 3 Xã Long Phước 1
III Huyện Mang Thít 20
1 Xã An Phước 8
STT Địa bàn khảo sát Số phiếu
3 Xã Mỹ An 1
4 Xã Tân An Hội 3
5 Xã Tân Long 2
6 Xã Tân Long Hội 3
7 Thị trấn Cái Nhum 1
IV Huyện Trà Ôn 6
1 Xã Lục Sỹ Thành 2
2 Xã Phú Thành 4
Tổng cộng 54
(Nguồn: Tổng hợp của Ban thực hiện đề tài)
Bước 4: Đánh giá ưu điểm, hạn chế thực trạng ghi nhận chi phí sản xuất và tính giá thành cá tra thương phẩm tại các hộ gia đình.
Bước 5: Xây dựng phương pháp tính giá thành cá tra thương phẩm tại các hộ gia đình trên cơ sở khắc phục những hạn chế và tuân thủ các quy định về tính giá thành cá tra thương phẩm theo quy định của Bộ Tài chính nhằm đảm bảo tính đúng, đủ chi phí.