6. Kết cấu của đề tài
3.1 Quan điểm xây dựng phương pháp
Hiện nay việc tính giá thành cá tra thương phẩm tại các hộ gia đình được dựa trên hướng dẫn tại Thông tư số 198/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính. Mặc dù thông tư này đã hướng dẫn khá cụ thể cách tính tốn những yếu tố chi phí cơ bản phát sinh trong quá trình ni cá tra tại các hộ gia đình, tuy nhiên để việc tính tốn giá thành đầy đủ hơn, chính xác hơn, phản ánh đúng thực tế kết quả nuôi hơn đặc biệt hướng tới đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP. Trong điều kiện, chưa có chế độ kế tốn nào quy định liên quan đến việc tính giá thành cá tra thương phẩm, nhóm thực hiện đề tài đã đề xuất phương pháp tính giá thành, phương pháp lập, thu thập chứng từ, sổ sách kế tốn phục vụ cho việc tính giá thành cá tra thương phẩm tại các hộ gia đình tỉnh Vĩnh Long dựa trên các quan điểm sau:
- Việc đề xuất phương pháp tính giá thành sản phẩm cá tra thương phẩm dựa trên cơ sở vận dụng các chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (đối với doanh nghiệp, đối với hộ kinh doanh).
- Việc đề xuất xác định các yếu tố chi phí ni cá tra thương phẩm dựa trên cơ sở văn bản hướng dẫn phương pháp tính giá thành cá tra nguyên liệu của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về nuôi và chế biến cá tra và chi phí khảo sát thực tế để đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí thực tế phát sinh.
- Việc đề xuất phương pháp tính giá thành cá tra thương phẩm phải đảm bảo dễ hiểu, dễ vận dụng, nhanh chóng, tiết kiệm phù hơ ̣p với trình độ của các hộ gia đình, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trang bị tại các hộ gia đình.