Tình hình xử lý văn bản QPPL trái pháp luật

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố hà nội ban hành hiện nay (Trang 80 - 86)

Việc xử lý văn bản QPPL trái pháp luật đến nay bước đầu đã được các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm túc theo trình tự quy định. Đối với những văn bản sai căn cứ ban hành hoặc thể thức, kỹ thuật trình bày mà không ảnh hưởng đến nội dung của văn bản thì các cơ quan kiểm tra nhắc nhở, rút kinh nghiệm thông qua các buổi sơ kết, Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc trao đổi trực tiếp với cơ quan ban hành. Đối với những văn bản sai nội dung hoặc sai thẩm quyền, các cơ quan kiểm tra đã có thông báo, yêu cầu cơ quan ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý theo quy định. Cụ thể:

Trong năm 2011, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thông báo để cơ quan có thẩm quyền tự kiểm tra, xử lý 165 văn bản. Kết quả: cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản đã kiểm tra và xử lý 159 văn bản, chiếm tỷ lệ xử lý trên 95%. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thông báo để cơ quan ban hành văn bản tự xử lý 71 văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động tự kiểm tra Ủy ban nhân dân thành phố đã phát hiện và tự xử lý đối với 16 văn bản QPPL (01 văn bản không phù hợp với văn bản QPPL cấp trên, 04 văn bản sai về căn cứ pháp lý ban hành, 11 văn bản sai về thể thức, ngôn ngữ sử dụng); Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã trên địa

81

bàn thành phố Hà Nội đã phát hiện và tự xử lý 592 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (38 văn bản quy phạm pháp luật và 554 văn bản có chứa quy phạm pháp luật).

Với kết quả xử lý văn bản có dấu hiệu trái Luật trên đây, hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo được lòng tin, dư luận tốt đối với xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng cơ quan ban hành đã tự xử lý huỷ bỏ văn bản trái luật rồi, nhưng khi ban hành văn bản thay thế vẫn sai, ví dụ như: Quyết định 26/2003/QĐ-UB quy định hoạt động của các phương tiện giao thông; Quyết định 167/2003/QĐ-UB về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định 26; Quyết định 02/2004/QĐ-UB về việc thực hiện các biện pháp làm giảm bụi trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên khi UBND Thành phố ban hành văn bản thay thế là các quyết định: Quyết định 240/2005/QĐ-UB ngày 30/12/2005; Quyết định 241/2005/QĐ-UB thì cả 2 văn bản thay thế này tiếp tục sai, vì vẫn quy định hành vi và mức xử phạt (tại Khoản 3 Điều 4 Quyết định 240/2005/QĐ-UB quy định: “Đối với xe thô sơ phạt tiền từ 20.000 đến 40.000 đồng …”, kể cả trong trường hợp sao chép lại mức phạt theo quy định tại Nghị định, theo nguyên tắc vẫn là không đúng với thẩm quyền.

Qua kết quả xử lý văn bản trái pháp luật cho thấy việc xử lý vẫn còn chậm so với thời gian quy định. Theo quy định của pháp luật kể từ khi nhận được Thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý yêu cầu xử lý văn bản trái pháp luật thì trong vòng 30 ngày cơ quan có văn bản kiểm tra phải thông báo kết quả tự xử lý, nhưng hiện nay tiến độ xử lý không đảm bảo theo quy định. Ví dụ như, năm 2009, Đoàn kiểm tra văn bản thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra công tác ban hành, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND huyện Gia Lâm và HĐND, UBND quận Tây Hồ. Sau kiểm tra đã ban hành Kết luận số 593/KL- ĐKTSTP ngày 16/4/2009 chỉ rõ những văn bản có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu UBND huyện Gia Lâm xử lý đối với: Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 26/6/2008 ban hành Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm; Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 4/7/2008 ban hành Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 11/11/2008

82

ban hành Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, đến ngày 15/2/2012 UBND huyện mới báo cáo chính thức bằng văn bản với nội dung các quy trình thủ tục hành chính tiếp nhận tại huyện đã được UBND huyện rà soát, chỉnh sửa, bổ sung tại Quyết định số 3646/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 về việc công khai danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại huyện. Tuy nhiên, qua kiểm tra Quyết định số 3646/QĐ-UBND không đề cập đến nội dung sửa đổi, bổ sung hay thay thế đối với các quy định nêu trên (theo quy định văn bản xử lý phải xác định rõ tên văn bản, điều khoản, điểm của văn bản được xử lý); Kết luận số 62/KL-STP ngày 31/8/2009 yêu cầu UBND quận Tây Hồ xử lý đối với những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Tuy nhiên, đến ngày 23/02/2012 UBND quận Tây Hồ mới báo cáo chính thức bằng văn bản bản về kết quả xử lý đối với từng văn bản trong kết luận số 62/KL-STP ngày 31/8/2009.

Theo đánh giá chung thì tình hình xử lý đối với văn bản trái pháp luật trong thời gian vừa qua đã biểu hiện tích cực, xong việc xem xét xử lý trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan trong việc ban hành ra văn bản trái luật vẫn còn rất mờ nhạt. Theo quy định của pháp luật, khi chính quyền địa phương ban hành văn bản trái luật thì trách nhiệm thuộc về tập thể HĐND, UBND ban hành, người ký ban hành, các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra. thẩm định văn bản. Nhưng hiện nay, thể chế quy định về hình thức, biện pháp xử lý đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật là chưa cụ thể, dẫn đến việc không ràng buộc được trách nhiệm của các cá nhân có liên quan, nhất là việc xác định hậu quả từ việc ban hành văn bản trái pháp luật và cơ chế bồi thường thiệt hại.

Từ những kết quả trên cho thấy một trong những hạn chế của công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL là do công tác phối hợp trong kiểm tra, xử lý văn bản của các cấp, các ngành chưa tốt, do chưa nhận thức đúng và đầy đủ được tầm quan trọng của công tác này và cả thái độ dè dặt, tâm lý e ngại trong việc phát hiện, ra quyết định xử lý văn bản.

Việc xử lý đối với văn bản có nội dung trái pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền chưa kiên quyết, triệt để, hiện nay, cơ quan có văn bản vi phạm vẫn chưa thực hiện nghiêm túc việc thông báo kết quả xử lý theo đúng quy định về mặt

83

thời gian và chất lượng xử lý chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân một phần là do đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản còn thiếu, cơ chế cho hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL chưa đủ mạnh.

Nhiều cơ quan tiến hành xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu trái luật còn mang tính hình thức và đối phó, thậm chí xử lý không đúng; còn tồn tại tình trạng không tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về thủ tục xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu trái luật;

Chưa truy cứu trách nhiệm pháp lý cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản QPPL trái luật và cơ quan, người có thẩm quyền có hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý văn bản QPPL.

84

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

1. Thực trạng công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL do HĐND, UBND các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành trong những năm qua đã phát huy và khẳng định được vai trò của công tác kiểm tra văn bản đối với mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Có thể khẳng định, kể từ khi công tác kiểm tra văn bản QPPL được chuyển giao từ cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân sang cho các cơ quan hành chính đảm nhiệm, công tác kiểm tra, xử lý văn bản đã từng bước đi vào nền nếp và hiệu quả ngày càng cao; việc đầu tư cho công tác kiểm tra văn bản (kiện toàn đội ngũ cán bộ, kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL) đã được quan tâm...

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL vẫn còn nhiều mặt hạn chế như:

- Việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản đã được triển khai thực hiện nhưng có lúc, có nơi còn mang tính chất đối phó, hình thức, chất lượng, hiệu quả không cao; hoạt động kiểm tra văn bản QPPL được tiến hành nhưng còn chậm trễ và chưa thường xuyên, vẫn còn tình trạng không thực hiện chức năng tự kiểm tra văn bản một cách thường xuyên.

- Tình hình kiểm tra, xử lý văn bản QPPL chưa đạt kết quả theo yêu cầu. Việc xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật chưa triệt để và chưa thực hiện nghiêm túc ở các cấp, các ngành; việc xử lý đối với văn bản trái luật chưa kịp thời, dẫn đến chất lượng hiệu quả kiểm tra, xử lý văn bản thấp.

2. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, thể hiện trong chính các yếu tố của hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, chủ yếu là:

- Các quy định của pháp luật về công tác này còn thiếu, chưa đồng bộ, đầy đủ.

- Đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra văn bản ở cấp thành phố, cấp huyện còn hạn chế về trình độ, năng lực cũng như số lượng, thiếu tính ổn định hoặc chậm được kiện toàn; đội ngũ cán bộ tư pháp cơ sở còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra văn bản chưa cao.

85

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền ban hành , kiểm tra văn bản trong công tác kiểm tra văn bản còn ha ̣n chế, thiếu đồng bộ.

- Các yếu tố bảo đảm cho hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL chưa được quan tâm đúng mức.

Từ việc phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL để có những biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành trong thời gian tới.

86

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố hà nội ban hành hiện nay (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)