Trên cơ sở Nghị định số 122/2004/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTP-BNV ngày 24/01/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ - CP và các văn bản hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương, thành phố Hà Nội đã xây dựng và từng bước kiện toàn bộ máy, biên chế cho công tác kiểm tra văn bản QPPL.
Tại cấp tỉnh, thời điểm trước khi Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc Hội về mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội có hiệu lực, công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL được giao cho Phòng Văn bản pháp quy thuộc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (cũ) và Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản thuộc Sở Tư pháp Hà Tây (cũ). Sau khi Nghị quyết số 15/2008/QH12 có hiệu lực, để chuyên môn hoá công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Phòng Kiểm tra văn bản thuộc Sở Tư pháp, việc thành lập phòng chuyên trách về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL đã góp phần làm cho công tác quản lý và phân công trách nhiệm rõ ràng hơn.
Tính đến thời điểm hiện nay Sở Tư pháp có hai phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ về công tác văn bản với tổng số 17 công chức. Trong đó: 10 cán bộ, công chức làm công tác xây dựng văn bản ( Trình độ chuyên môn: Đại học: 10 (02 cán bộ đang học thạc sỹ); 07 cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, rà soát văn bản (Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 02, Đại học: 5 (01 cán bộ đang học thạc sỹ).
Cùng với việc xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác văn bản tại Sở Tư pháp, các sở, ngành trên địa bàn thành phố đã quan tâm bố trí cán bộ pháp chế có trình độ chuyên ngành Luật thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có 03 cơ quan thành lập Phòng pháp chế. Số lượng cán bộ
69
pháp chế thuộc các sở ngành là 64 (trong đó có 14 cán bộ là chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm). Trình độ: Thạc sỹ: 05, Đại học 59.
Mặc dù phần lớn cán bộ pháp chế tại các sở, ngành thực hiện công tác kiêm nhiệm nhưng bước đầu đã xây dựng được đầu mối trong công tác kiểm tra văn bản QPPL của các sở, ngành trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, HĐND và UBND thành phố Hà Nội còn không ngừng quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật ở các cơ quan khác như: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố; Văn phòng UBND thành phố (hiện tại có 03 cán bộ có trình độ Thạc sỹ làm công tác kiểm tra văn bản).
Tại cấp huyện, Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện) có chức năng tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản QPPL, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Hiện nay, biên chế chính thức của Phòng Tư pháp từ 3 đến 6 người, phân công một đến hai cán bộ làm công tác thẩm định, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 42 cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản tại 29 quận, huyện, thị xã. Trong đó có trình độ chuyên môn Thạc sỹ là 04, Đại học là 38.
Bên cạnh đó thì công tác văn bản ở cấp huyện được giao cho đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Văn phòng HĐND và UBND. Hiện tại, tại mỗi quận, huyện, thị xã có 01 cán bộ, công chức làm công tác văn bản (Tổng số 29 cán bộ, công chức trên 29 đơn vị cấp huyện. Trong đó trình độ Thạc sỹ: 05, Đại học: 24.
Tại cấp xã, công tác văn bản được giao cho Văn phòng HĐND, UBND cấp xã và đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch (chủ yếu kiêm nhiệm công tác văn bản). Trên địa bàn thành phố hiện có 577 cán bộ thuộc Văn phòng HĐND, UBND cấp xã (Trình độ: Đại học: 358, Trung cấp: 219) và 577 cán bộ, công chức Tư pháp – Hộ tịch (Trình độ: Đại học: 412, Trung cấp: 165).
Nhìn chung, về cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn bản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã từng bước được kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến văn bản là một lĩnh vực khó, cần phải nghiên
70
cứu chuyên sâu, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu về tình hình chính trị, xã hội cũng như kinh nghiệm, trong khi đó thời gian qua lực lượng cán bộ, công chức làm công tác này còn mỏng, thiếu tính ổn định hoặc kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ (phần lớn cán bộ pháp chế Sở, ngành và Tư pháp cấp huyện, cấp xã còn kiêm nhiệm) nên chưa đáp ứng yêu cầu công việc được giao, không nhận diện được chính xác đối tượng kiểm tra; không đánh giá chính xác được các dấu hiệu bất hợp pháp và bất hợp lý của văn bản QPPL; kiểm tra mang tính hình thức; bỏ lọt nhiều văn bản chưa được kiểm tra; chưa biết sử dụng công nghệ để tìm kiếm văn bản QPPL làm căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm tra… Thực tế này diễn ra không chỉ đối với cán bộ kiểm tra văn bản QPPL mà cả cán bộ tham mưu ban hành văn bản QPPL.