HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO HĐND, UBND CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN T PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố hà nội ban hành hiện nay (Trang 86 - 89)

DO HĐND, UBND CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN T PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH 3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành

Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do HĐND và UBND các cấp ban hành cũng như chất lượng công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do HĐND và UBND ban hành trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, cần quán triệt các định hướng xuất phát từ những yêu cầu khách quan sau:

Thứ nhất, việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành cần xuất phát từ yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thì quản lý xã hội bằng pháp luật được coi là nguyên tắc cơ bản, có tính quyết định. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua, đồng thời để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, trọng tâm là cải cách thể chế, thủ tục hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thì hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương và thành phố Hà Nội cần phải được đổi mới, nâng cao chất lượng.

Thứ hai, việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành cần gắn chặt với yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.

87

rất sớm cùng với quy định về thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Từ quy định của Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1980, hoạt động xử lý nhằm hoàn thiện văn bản QPPL đã được nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp - văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, nhưng quy định về hoạt động kiểm tra văn bản QPPL còn mờ nhạt vì trong Hiến pháp chỉ có quy định về quyền giám sát của Quốc hội đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật. Sau này, Hiến pháp năm 1992 không chỉ quy định về thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội mà còn quy định thẩm quyền kiểm tra và xử lý văn bản QPPL thuộc chức năng của cơ quan hành pháp. Điều 109 Hiến pháp 1980 quy định: "Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, các luật và pháp lệnh, ra những nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó" [67]. Như vậy, có thể khẳng định càng ngày hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản nói chung và văn bản QPPL nói riêng càng được nhà nước quan tâm và ghi nhận cụ thể.

Ở các kỳ đại hội, Đảng ta luôn quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng đã thể hiện rõ quan điểm:

Quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý. …..Pháp luật phải

được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi vi phạm đều phải được xử lý. Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật, không được giữ lại để xử lý “nội bộ”. Không làm theo kiểu phong kiến: dân thì chịu hình pháp, quan thì xử theo “lễ”. Phải dùng sức mạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa kết hợp với sức mạnh của dư luận quần chúng để đấu tranh chống những

hành vi phạm pháp” [1].

Lược qua lịch sử hình thành, phát triển của quy định pháp luật về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL nhằm nhấn mạnh và khẳng định hơn nữa vai trò, ý nghĩa của hoạt động này đối với mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, những quy định về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL từ Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư cho đến quyết định, chỉ thị do cơ quan trung ương và địa phương ban hành vẫn chưa hoàn thiện, còn quy định chưa thống nhất, đồng bộ; thiếu cụ thể, chưa phù hợp… đã trở thành nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động này trên thực tế. Với tinh thần đó, việc nâng cao chất lượng

88

công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do HĐND và UBND ban hành là yêu cầu bức thiết, điều đó đồng nghĩa với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng và vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.

Thứ ba, việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành cần xuất phát từ thực trạng về những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL trên địa bàn trong thời gian qua.

Trong thời gian qua, công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành nói chung, công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do HĐND và UBND ban hành trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đã được quan tâm chú trọng và từng bước đi vào nền nếp, chất lượng công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL ngày càng được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng, tính khả thi của các văn bản QPPL do HĐND, UBND các cấp ban hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng thống nhất, hoàn chỉnh, có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì công tác kiểm tra và xử lý văn bản trên địa bàn thành phố Hà Nội còn tồn tại một số bất cập, chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL ở một số nơi, số lúc vẫn còn biểu hiện tính hình thức, chưa đảm bảo yêu cầu thực tiễn đề ra. Do đó, việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành nói chung, công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do HĐND và UBND ban hành trên địa bàn thành phố Hà Nội là một yêu cầu cấp thiết.

Từ những yêu cầu khách quan và thực trạng công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do HĐND và UBND ban hành trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể khẳng định phương hướng được đặt ra trong thời gian tới đối với hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành nói chung, văn bản QPPL do HĐND, UBND các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành nói riêng là:

- Hoàn thiện quy định pháp luật về đối tượng, nội dung, thẩm quyền của hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL để phù hợp với điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội

89 nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng cơ chế kiểm tra thực sự có hiệu quả, từ khâu phát hiện, tiếp nhận văn bản đến khâu xử lý và công bố kết quả xử lý văn bản QPPL. Trong đó không chỉ chú trọng cơ chế kiểm tra từ phía các cơ quan nhà nước mà phải huy động được sự tham gia của các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Theo đó, mọi người dân đều có quyền và tích cực tham gia vào việc phát hiện, yêu cầu xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý;

- Xây dựng, kiện toàn bộ máy về cơ cấu, điều kiện và cách thức làm việc đối với các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử lý văn bản QPPL cho hợp lý, khoa học và hiện đại;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL bảo đảm có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức.

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố hà nội ban hành hiện nay (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)