Tác động đối với Đài Loan

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 65 - 68)

Sự chuyển biến của tình hình eo biển Đài Loan trong thập niên đầu của thế kỉ XXI luôn diễn biến phức tạp, có lúc căng thẳng lên cao khi Đài Loan hô hào “độc lập”, có lúc êm đềm hòa dịu hợp tác cùng phát triển. Tình hình eo biển Đài Loan đã có những tác động sâu sắc cả về chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực đến tình hình phát triển chung của Đài Loan.

Thứ nhất, sự mở rộng giao lưu hợp tác đã mở ra nhiều cơ hội cho các

doanh nghiệp Đài Loan được đầu tư vào Đại lục. Thị trường màu mỡ Trung Quốc Đại lục là tầm ngắm xuất khẩu mà Đài Loan luôn hướng tới. Chính bởi vậy khi những hiệp định về giao thương kí kết sẽ đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho các nhà đầu tư Đài Loan được đầu tư vào Đại lục một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Những chuyến bay thương mại trực tiếp giữa hai bờ đã xóa đi khoảng cách giữa hai bờ, không phải là những chuyến bay gián tiếp qua bầu trời Hồng Công hay Ma Cao mà là những chuyến bay trực tiếp nối liền Đài Loan với Đại lục đã tạo điều kiện giao thương thuận lợi cho hai bờ. Việc đầu tư vào Đại lục đã mang lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế Đài loan. Đặc biệt từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì Đại lục dường như đã “cứu cánh” kinh tế Đài Loan.

Thứ hai, quan hệ hai bờ trong chiều hướng tích cực, cùng nhau hợp tác

trong không khí hòa bình, nối lại các cuộc đàm phán đã tác động đến tình hình an ninh chính trị trên lãnh thổ Đài Loan. Việc hai bờ nỗ lực giữ vững an ninh chính trị hòa bình ở hai bờ làm dịu sự căng thẳng sự đấu tranh giữa các xu hướng chính trị đối lập ở Đài Loan.

Thứ ba, cũng như Trung Quốc những cuộc chạy đưa vũ trang đã tác

động đến nền quân sự của Đài Loan. Trong vấn đề này, Đài Loan nhận được sự viện trợ đắc lực từ phía Mỹ chính vì vậy mà tiềm lực quốc phòng của Đài Loan được nâng cáo rõ rệt. So với Trung Quốc Đại lục, Đài Loan chiếm một diện tích lãnh thổ nhỏ bé hơn rất nhiều tuy nhiên, tiềm lực về vũ khí phương tiện chiến tranh của Đài Loan không vì thế mà yếu thế hơn Trung Quốc Đại lục.

Bên cạnh đó quan hệ hai bờ với những tồn tại của nó đã gây không ít khó khăn trở ngại cho Đài Loan trên bước đường phát triển của mình.

Về phương diện chính trị - ngoại giao: Đài Loan luôn đứng trước nguy

hướng đối lập đấu tranh cho “Đài Loan độc lập”, bộ phận lãnh đạo ủng hộ việc thống nhất và bộ phận yêu cầu giữ “nguyên trạng”. Sự đối lập giữa các luồng ý kiến đã kéo theo sự bất ổn định chính trị ở Đài Loan. Bên cạnh đó cần phải nói đến tác động của mối quan hệ hai bờ đối với quan hệ bang giao của Đài Loan trên thế giới. Trung Hoa Đại lục luôn tìm cách ngăn chặn sự thiết lập quan hệ ngoại giao của Đài Loan trên thế giới. Bằng biện pháp sử dụng ưu thế về kinh tế chính trị Trung Hoa Đại lục đã khiến những nước có mối quan hệ với Đài Loan phải từ chối quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Trung Hoa Đại lục không muốn một Đài Loan được thế giới công nhận và trên thế giới chỉ có “một Trung Quốc”. Chính sách này của Đại lục đã làm ảnh hưởng đến quan hệ của Đài loan với các nước trên thế giới. Vì thế, trên thế giới hiện nay chỉ còn 23 nước có quan hệ bang giao chính thức với Đài Loan và hầu hết chỉ là những nước nghèo.

Về phương diện kinh tế: Đài Loan đã đứng trước những cơ hội nhưng

không ít thách thức từ việc mở rộng đầu tư thương mại với Đại lục. Hệ quả tất yếu của việc tăng cường đầu tư hợp tác kinh tế Đài Loan với Đại lục là sự phụ thuộc của nền kinh tế Đài Loan vào Đại lục. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và xu thế hợp tác trên thế giới đã buộc Đài Loan mở cửa để hàng hóa Trung Quốc dễ dàng xâm nhập vào Đài Loan. Hàng Trung quốc giá rẻ đã tạo sự cạnh tranh khốc liệt gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Đài Loan.

Về vấn đề an ninh quân sự: quan hệ hai bờ đã luôn đặt Đài Loan trong

tình trạng an ninh bị đe dọa. Trung Hoa Đại lục luôn sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh để thống nhất Đài Loan. Trong những năm đầu thế kỉ mới này, việc mua vũ khí luôn được coi là trụ cột để nâng cao sức chiến đấu của Quân đội Đài Loan. Đài Loan đã đẩy nhanh tốc độ chỉnh đốn quân đội chuẩn bị chiến tranh, trang bị các loại vũ khí tiên tiến như máy bay cảnh báo “E-2T Mắt Đại Bàng 2000”, tàu khu trục lớp Cơ Đức. Các loại vũ khí này đã được

đưa vào sử dụng, cùng với đó là sự tăng cường quân sự ở phía Đài Loan đã đặt Eo biển Đài Loan vào tình thế đầy nguy hiểm.

Như vậy, quan hệ hai bờ eo biển với những chuyển biến mới trong thập niên đầu thế kỉ XXI đã có tác động sâu sắc đến tình hình phát triển ở Đài Loan. Chính vì vậy, chính quyền Đài Loan phải có những chính sách phù hợp để đối phó với những diễn biến ở hai bờ eo biển.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w