Những tiến triển của quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan từ năm 2000 đến năm

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 56 - 60)

2000 đến năm 2010

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đã tạo thời cơ cho hai bờ eo biển Đài Loan xích lại gần nhau hơn. Cùng với đó là sự điều chỉnh trong những chính sách của hai bờ đối đãi với nhau về các lĩnh vực đã thúc đẩy chiều hướng tích cực trong quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan vào thập niên đầu thế kỉ XXI.

Những năm đầu thế kỉ XXI, đàm phán hai bên đã dần được thực hiện, tạo điều kiện cho các lĩnh vực hợp tác khác của hai bờ phát triển. Năm 2005, các lãnh tụ đảng đối lập của Đài Loan liên tục thăm viếng Đại lục, đưa ra một loạt ý nguyện quan trọng, thực hiện sự chuyển biến trong mối quan hệ hai bờ. Sự hợp tác và trao đổi được tăng cường mạnh mẽ vào năm 2008, sau khi Mã Anh Cửu lên nắm chính quyền ở Đài Loan. Với chính sách tăng cường hợp tác với Đại lục, Mã Anh Cửu đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ cục diện chính trị hai bờ. Lập trường của Mã Anh Cửu vẫn là không thống nhất mà thiên về “nguyên trạng”. Mã Anh Cửu duy trì trạng thái chính trị này nhằm đưa Đài Loan thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế, tranh thủ những nguồn lợi mà Đài Loan có được từ quan hệ kinh tế song phương với Đại lục. Những cuộc tiếp xúc trong những năm đầu thế kỉ XXI đã làm tạo đà

cho những cuộc trao đổi của các vị lãnh đạo hai bờ trong những năm tiếp theo.

Trong lĩnh vực kinh tế, sự giao lưu và hợp tác kinh tế Trung Quốc – Đài Loan trở thành xu thế phát triển không thể cản trở được. Từ năm 2005, sau hàng loạt chuyến thăm Đại lục của các chính đảng ở Đài Loan là Đảng Dân Tiến, Quốc Dân Đảng, Thân Dân Đảng… quan hệ hợp tác kinh tế hai bờ có bước chuyển biến tích cực. Điều này thực sự có lợi cho hai bờ và phù hợp với nguyện vọng của người dân Trung Quốc và Đài Loan. Điểm sáng trong quan hệ kinh tế là sự tăng cường đầu tư giữa các doanh nghiệp Đài Loan và Đại Lục, đồng thời là sự phát triển quan hệ thương mại hai bờ.

Sự tiến triển của quan hệ hai bờ trong lĩnh vực kinh tế được thể hiện rõ nét qua từng năm và nổi bật những đặc điểm sau: Thứ nhất quy mô kinh tế hai bờ ngày càng lớn mạnh, thực lực của các danh nghiệp có vốn Đài Loan manh lên. Một số đông doanh nghiệp có vốn Đài Loan đã phát triển mạnh làm ăn hiệu quả ở Đại lục ở tất cả các nghành truyền thông cũng như ngành công nghệ cao; thứ hai là cấp độ hợp tác trong các ngành nghề giữa hai bờ được nâng cao. Ngành công nghệ cao mà tiêu biểu là thông tin điện tử của Đài loan đi vào Trung Quốc Đại Lục đã cho thấy các doanh nghiệp Đài Loan bước vào giai đoạn đầu tư kĩ thuật chiều sâu và tập trung vốn; thứ ba là mức độ hội nhập về kinh tế giữa hai bờ ngày càng sâu sắc, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao; thứ tư là trong quá trình đấu tranh nhằm thống nhất Đài Loan về với Đại lục, Trung Quốc Đại lục đã thay đổi các phương thức khuyến khích giao lưu và hợp tác kinh tế hai bờ ngày càng linh hoạt và chủ động trong thực tế.

Có thể nhận thấy, Đại lục đã rất khôn khéo khi chủ động linh hoạt giảm quan hệ căng thẳng với Đài Loan thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp với các chính đảng của hòn đảo này và đẩy mạnh các hoạt động giao lưu hữu nghị dân gian, tạo cơ hội tăng cường hợp tác kinh tế… Nếu trước đây các doanh nhân Đài Loan đã chú trọng thị trường Đại lục thì nay quan hệ hai bờ bớt

căng thẳng, buôn bán thuận lợi, họ càng chú trọng thị trường này hơn. Cả hai bờ sẽ được hưởng lợi rất lớn từ điều này.

Chính trị “tan băng”, kinh tế “hợp tác cùng phát triển”, đã thúc đẩy giao lưu văn hóa xã hội giữa hai bờ. Cả hai bờ có thể phủ nhận lập trường riêng về vấn đề độc lập hay thống nhất của Đài Loan nhưng không thể phủ nhận rằng hai bờ có chung một cội nguồn văn hóa Trung Hoa lâu đời. Chính đây là nền tảng cho sự giao lưu văn hóa xã hội giữa hai bờ. Kinh tế dù có chênh lệch, chính trị dù có lúc căng thẳng và cam go nhưng nhứng hoạt động giao lưu nghệ thuật vẫn không ngừng được tiến hành ở hai bờ. Từ hoạt động giao lưu nghệ thuật đến các cuộc triển lãm quy mô được tổ chức đã thu hút sự quan tâm của nhân dân hai bờ. Sự giao lưu trong lĩnh vực văn hóa đã thể hiện sự dung hợp tự nhiên giữa nhân dân hai bờ Eo biển Đài Loan và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai bờ.

Bên cạnh đó, hai bờ đã từng bước xích lại với nhau trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường… Môi trường luôn là vấn đề chung của toàn cầu không chỉ riêng hai bờ Eo biển và việc cùng chung vùng biển đã “buộc” hai bờ cùng nhau chung tay bảo vệ vùng biển. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ cho nhau về việc đào tạo nguồn nhân lực giữa hai bờ ngày càng mở rộng. Đài Loan đã cho phép sinh viên Trung Quốc được theo học tại các trường Đại học tại Đài Loan. Sự giao lưu giữa hai bờ được mở rộng trên mọi phương diện đã chứng tỏ khoảng cách giữa hai bờ đã dần được rút ngắn lại.

Trên đây là những tiến triển của mối quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan. Sở dĩ mối quan hệ này đã đạt được những thành tựu trong sự hợp tác giao lưu về tất cả các phương diện là bởi những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, quan hệ này đã đạt được những tiếng nói chung trong thập

niên đầu thế kỉ XXI nhờ sự tác động tích cực của tình hình thế giới. Xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa trên thế giới đã gián tiếp kéo hai bờ lại gần nhau. Đặc biệt việc hai bờ cùng tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã mở

cánh cửa giao lưu thương mại giữa hai bờ. Cùng với đó, xu hướng mà các quốc gia trên thế giới đều mong muốn và hướng tới việc giải quyết các vấn đề bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở trao đổi đàm phán. Sự thúc đẩy của tình hình thế giới đã khiến hai bờ tiến lại gần nhau và cùng nhau đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tích cực.

Thứ hai, xuất phát từ nhân tố chủ quan là Trung Quốc Đại lục. Sự lớn

mạnh về kinh tế kéo theo đó là sức ảnh hưởng trên chính trường quốc tế đã giúp Trung Quốc có được thế thượng phong trong vấn đề Đài loan. Bằng cách nhìn tinh tế, Trung Quốc đã không vội vã sử dụng các biện pháp để bằng mọi giá đưa Đài Loan trở về Đại lục mà đã khôn khéo sử dụng kết hợp các biện pháp mềm dẻo và cứng rắn. Lợi dụng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Trung Quốc đã sử dụng chiêu bài kinh tế thu hút đầu tư từ Đài Loan, điều này vô hình chung đã thắt chặt kinh tế Đài Loan vào Đại lục. Đó chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc mở cửa thông thoáng đón các doanh nghiệp Đài Loan vào Đại lục làm ăn. Bên cạnh đó, Trung Quốc Đại lục đã tuyên truyền về một nền văn hóa chung giữa hai bờ khiến cho sự dung hợp mang tính tự nhiên này càng được đẩy mạnh. Và vì thế, tình hình chính trị được giữ nguyên trạng và có dấu hiệu ấm lên trong khi các lĩnh vực khác hai bờ đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác có tính lịch sử.

Thứ ba, những thành quả đạt được giữa hai bờ còn xuất phát từ phía

Đài Loan. Lãnh đạo Đài Loan đã nhận thấy được những lợi nhuận mà việc hợp tác này mang lại và vì thế họ không từ bỏ một thị trường đông dân nhất thế giới –Trung Quốc. Bên cạnh đó, sức mạnh kinh tế Trung Quốc đã tự nhiên kéo kinh tế Đài Loan xích lại gần hơn với Đại lục. Đài Loan nhận thấy Đại lục sẽ là đối tác giúp Đài Loan vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính sách "giữ nguyên hiện trạng" (không tuyên bố độc lập, không thống nhất, không sử dụng vũ lực) trong quan hệ với Đại lục của Tổng thống Mã Anh Cửu trước mắt đã giúp giảm nguy cơ xung đột và đem lại những lợi ích

rõ nét cho người dân Đài Loan. Mặt khác, nhân dân Đài Loan vẫn tồn tại ý thức về việc họ là Người Trung Quốc và nói ngôn ngữ Trung Quốc và cùng chung một nền văn hóa đã tạo nền tảng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục…

Thứ tư, đó là do sự thay đổi từ chính sách của các nước lớn đối với vấn

đề Đài Loan. Trong điều kiện tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, vị thế của Trung Quốc thay đổi đã khiến Mỹ điều chỉnh chính sách với cả Đài Loan và Trung Quốc. Sau sự kiện 11-9-2001, Mỹ đã thay đổi thái độ với Trung Quốc xem Đại lục như là người bạn trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố. Đồng thời sự lớn mạnh của Trung Quốc đã khiến Mỹ lo ngại và dè chừng, Mỹ cũng nhận thấy được tầm quan trọng của Trung Quốc trên trường quốc tế và đã “nhỏ nhẹ” hơn trong vấn đề Đài Loan. Bên cạnh Mỹ còn có Nhật, Nga có ảnh hưởng đến vấn đề Eo biển Đài Loan. Khi mà Trung Quốc đang chiếm thế áp đảo thì Nhật, Nga đã có tuyên bố cam đoan sẽ ủng hộ Trung Quốc trong việc thống nhất Đài Loan.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên mà quan hệ hai bờ trong thập niên đầu của thế kỉ XXI đã đạt được những thành quả hợp tác giao lưu ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 56 - 60)