Khái quát quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan trước năm

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 33)

1.3.1. Giai đoạn 1949 - 1979

Từ năm 1949, sau những cuộc đấu pháo ở Kim Môn quan hệ hai bờ rơi vào cục diện bị chia cắt. Từ đây sóng gió căng thẳng trong mối quan hệ hai bờ luôn tiềm ẩn. Một mặt là do Đại lục kiên trì với lập trường “thống nhất Đài

Loan”, còn Đài Loan vẫn tồn tại khuynh hướng độc lập.bên cạnh đó, sự tác động của nhân tố quốc tế làm tình hình hai bờ càng diễn biến phức tạp và rối ren. Vì vậy, giai đoạn này quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ở trong trạng thái căng thẳng, đối đầu và luôn bên bờ vực của một cuộc chiến tranh.

Từ năm 1950 đến năm 1953, do cuộc chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đành trì hoãn việc giải phóng Đài Loan. Tuy nhiên, năm 1954 khi Mỹ bắt đầu can thiệp trực tiếp vào vấn đề Đài Loan, Trung Quốc đã nêu cao quyết tâm giải phóng Đài Loan. Trung Quốc đã triển khai những biện pháp quân sự nhằm vào Đài Loan. Tháng 8- 1954, Đài Loan đã bố trí 58.000 quân trên đảo Kim Môn, 15.000 quân trên đảo Mã Tổ và tăng cường thêm các hệ thống quân sự mới. Trung Quốc bắt đầu pháo kích dữ dội vào Kim Môn. Ngày 11- 8- 1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Âu Lai tuyên bố ‘giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào cả Kim Môn và Mã Tổ. Những cuộc xung đột giữa hai bên đã gây nên cuộc khủng hoảng eo biển lần thứ nhất.

Từ sau năm 1954, Trung Quốc vẫn tập trung pháo kích vào đảo Kim Môn, trong khi Đài Loan tăng cường củng cố phòng thủ tại hai đảo này. Đến cuối năm 1958, trước sự khiêu khích của quân Tưởng, Trung Quốc đã pháo kích vào đảo Kim Môn, cuộc khủng hoảng eo biển lần hai bùng nổ. Cuộc khủng hoảng đã đưa quan hệ hai bờ vào thế bế tắc. Giải quyết vấn đề Đài Loan càng trở nên khó khăn đối với Trung Quốc Đại lục.

Bênh cạnh đó, Trung Quốc Đại lục trong giai đoạn này đã sử dụng chính sách bao vây ngoại giao nhằm ngăn chặn “Đài Loan độc lập”. Trong thập niên 50-60 của thế kỉ XX, Trung Quốc tìm cách gạt bỏ địa vị của chính quyền Đài Loan ra khỏi LHQ. Đồng thời, Trung Quốc đã kêu gọi các nước trên thế giới ủng hộ nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Những chính sách đó của Đại lục đã làm tăng mâu thuẫn, căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, khi xung đột giữa hai bờ đang xảy ra thì vẫn tồn tại xu hướng giải quyết mối quan hệ hai bờ bằng phương pháp hòa bình. CHND

Trung Hoa luôn chú trọng xem xét việc giải quyết vấn đề Đài Loan bằng phương pháp hòa bình. Năm 1958, Bắc Kinh đã thành lập một Ủy ban giải quyết hòa bình vấn đề Đài Loan. Bên cạnh đó, ĐCS Trung Quốc cũng đã đưa ra kiến nghị về việc hợp tác Quốc – Cộng để giải quyết vấn đề Đài Loan. Mặt khác, Trung Quốc còn sử dụng “lá bài” kinh tế để thu hút các nhà đầu tư Đài Loan. Tuy nhiên, giai đoạn này quan hệ kinh tế hai bờ gặp nhiều trở ngại do sự đối đầu về chính trị, quân sự và ngoại giao.

Có thể nói, sự đối đầu là đặc điểm chính của quan hệ hai bờ trong giai đoạn này. Cục diện chính trị đối đầu giữa hai bờ chỉ lắng xuống khi Trung Quốc và Mỹ bình thường hóa quan hệ năm 1979.

1.3.2. Giai đoạn 1979 - 1999

Tháng 1 năm 1979, chính phủ Trung Quốc đã viết “Thư gửi đồng bào Đài Loan” và kêu gọi nhân dân Đài Loan tích cực mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi với Đại Lục. Đây là động thái đầu tiên có tác dụng “khơi thông dòng chảy” cho mới quan hệ kinh tế hai bờ, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử phát triển quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan.

Từ thập niên 80, cả hai bên đã tận dụng được không ít lợi thế của nhau và không ngừng tìm cách thúc đẩy sự hợp tác ngày càng phát triển giữa hai bờ. Trong quá trình cải cách mở cửa Trung Quốc đã bước đầu xác lập và ưu tiên cho mối quan hệ kinh tế với Đài Loan. Đến tháng 3 năm 1984, “Bộ kinh tế’ Đài Loan tuyên bố mở rộng hạn ngạch của 1175 mặt hàng chuyển khẩu qua Hồng Kông của Đại lục và sau này có thể “để mặc” cho các nhà đầu tư Đài Loan đầu tư gián tiếp vào Đại lục. Kết quả về giao lưu kinh tế của hai bờ trong giai đoạn này còn rất khiêm tốn bởi sự dè dặt của Đài Loan.

Tuy nhiên, đến năm 1987 khi Đài Loan quyết định dỡ bỏ lệnh giới nghiêm kéo dài 38 năm (1949 - 1987), Chính quyền Đài Loan đã quyết định thực hiện phương châm “quốc tế hóa, tự do hóa, chế độ hóa” trong xây dựng

kinh tế. Quan hệ kinh tế giữa hai bờ trong giai đoạn này phát triển theo xu hướng có lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đại lục. Chính phủ Trung Quốc thực hiện nhiều chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp Đài Loan.

Tiếp đó, những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX đã chứng kiến sự giao lưu của hai bờ trên lĩnh vực kinh tế mậu dịch, thông tin, khoa học kĩ thuật và văn hóa. Điều này chứng tỏ mặt phát triển tích cực của mối quan hệ hai bờ eo biển và đồng thời thể hiện sự dung hợp tự nhiên giữa nhân dân hai bờ eo biển. Năm 1992, số vốn đầu tư của giới kinh doanh Đài Loan vào Đại lục tăng lên nhanh chóng (trên 10 triệu USD)[38;2]. Một chuyển biến nữa là các doanh nghiệp Đài Loan phát triển quy mô đầu tư từ phát triển bộ phận dến toàn bộ, đồng thời dần dần phát triển việc đầu tư cả vùng duyên hải lẫn nội địa. Cũng trong năm 1992, tại Đài Bắc đã diễn ra “Hội thảo về quan hệ kinh tế mậu dịch giữa hai bờ eo biển Đài Loan”. Đây là lần đầu tiên các chuyên gia kinh tế của hai bờ eo biển tổ chức tại Đài Bắc một cuộc hội thảo học thuật có, thể gọi đây là bước khởi đầu cho việc giao lưu song phương của giới kinh tế học giữa hai bờ eo biển.

Sự tăng cường giao lưu kinh tế cũng như các mặt của mối quan hệ hai bờ đã thúc đẩy các lĩnh vực khác. Từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 1992, Học viện Luật của Trường Đại học Đông Ngô ở Đài Loan đã tổ chức “Hội thảo nghiên cứu về luật học giữa hai bờ Eo biển lần thứ nhất” tại đài Bắc. Sự đẩy mạnh giao lưu pháp luật ở hai bờ eo biển đã có tác dụng đẩy nhanh quá trình pháp trị hóa ở Đại lục. Những hoạt động giao lưu học thuật giữa hai bờ đã góp phần xóa đi sự khác nhau giữa hai bên từ đó làm tiền đề cho những nhận thức chung giữa hai bờ, đưa hai bờ xích lại gần nhau hơn.

Trong lĩnh vực giao lưu truyền thông, thông tin hai bờ cũng đã có những chuyển biến bước đầu. Đài Loan đã chính thức đơn giản hóa thủ tục cho phóng viên Đại lục đến thăm Đài Loan. Ngoài ra, trong thời gian gần đây

cả hai bờ đã đạt được những kết quả trong công tác hợp tác khoa học kĩ thuật. Tháng 5 năm 1992 ông Ngô Đại Du, Viện trưởng Viện nghiên cứu trung ương của Đài Loan đã đến Bắc Kinh tham gia hội thảo về Vật lý. Tiếp theo đó, ông Trương Tôn Hạo, nhà khoa học ở Đại lục đã đến thăm Đài loan. Việc giao lưu hợp tác này đã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bờ.

Một nét nữa trong mối quan hệ hai bờ trước năm 2000 đó là sự giao lưu về lĩnh vực văn hóa, xã hội, du lịch… Mùa xuân năm 1981, Đoàn ca múa truyền thống của dân tộc thiểu số Đài Loan gồm 41 người đã đến Bắc Kinh và Côn Minh trình diễn 5 buổi [38;6]. Bên cạnh đó, các đoàn múa của Đại lục cũng đã sang biểu diễn tại Đài Loan. Đồng thời, Đài Loan đã cho phép người dân trên đảo được trở về thăm hỏi họ hàng, làng mạc, người thân ở Đại lục.

Có thể nói, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan diễn biến hết sức phức tạp. Trong quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai bờ vẫn tồn tại mâu thuẫn bất đồng. Tuy nhiên, từ thập niên 80 của thế kỉ XX, quan hệ hai bờ trên tất cả các lĩnh vực đã có chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế hai bờ đã trở thành những đối tác quan trong của nhau. Chiều hướng này đã tạo tiền đề cho hai bờ bước vào thế kỉ mới.

Tiểu kết:

Tình hình thế giới trong thập niên đầu thế kỉ XXI đã tác động không nhỏ đến tiên trình phát triển của quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Sự tăng cường giao lưu hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới đã tạo điều kiện để hai bờ cải thiện mối quan hệ. Bên cạnh đó, sự thay đổi thái độ của các nước lớn theo chiều hướng ủng hộ hợp tác hai bờ càng thúc đẩy sự giao lưu hợp tác giữa hai bờ eo biển Đài Loan.

Có thể nói, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan trước năm 2000 diễn biến vô cùng phức tạp. Những cuộc xung đột quân sự giữa hai bờ đã đe dọa đến tình hình phát triển ở hai bờ làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị của thế giới

và khu vực. Giải quyết những tồn tại này phụ thuộc vào chính sách của hai bờ. Bên cạnh đó, nhân tố quốc tế đóng vai trò rất lớn đối với tiến trình phát triển của quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Sự đan xen về quyền lợi và ảnh hưởng của các nhân tố đã làm cho vấn đề eo biển Đài Loan càng trở nên khó giải quyết.

CHƯƠNG 2

QUAN HỆ TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC - ĐÀI LOAN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w