Chiều hướng của quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan sau năm

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 70 - 75)

Từ việc nghiên cứu mối quan hệ hai bờ trong thập niên đầu thế kỉ XXI có thể đưa ra dự đoán chiều hướng của mối quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan sau năm 2010 như sau:

Về phương diện chính trị- ngoại giao: hai bờ sẽ tiếp tục duy trì “hiện

trạng”. Nguy cơ về một cuộc thống nhất Đài Loan bằng vũ lục sẽ chưa được thực hiện, hai bờ sẽ cố gắng nỗ lực cho những cuộc đàm phán trong hòa bình. Đài Bắc sẽ tiếp tục tham gia hợp tác một cách xây dựng với Trung Quốc Đại

lục nhằm mở rộng giao lưu và tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau. Người đứng đầu chính quyền Đài Loan sẽ tiếp tục tìm kiếm sự thống nhất rộng rãi ở Đài Loan về bối cảnh chính trị của quan hệ giữa hai bờ eo biển theo hướng ủng hộ quan hệ với Đại lục và hướng tới hòa giải. Về quân sự, Đại lục sẽ xem xét sự cắt giảm triển khai tên lửa hướng tới Đài Loan trong thời gian tới như một cử chỉ thân thiện. Một kế hoạch cần được xây dựng nhằm khởi động sự trao đổi quân sự giữa hai bên nhằm tìm kiếm những thỏa thuận về an ninh và những phương cách khác làm giảm căng thẳng, xây dựng lòng tin và mở rộng hợp tác.

Xu hướng này sẽ được lý giải bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Trung Quốc và Đài Loan đều không muốn một cuộc khủng

hoảng chính trị, quân sự ảnh hưởng đến công cuộc phát triển của mình. Hai bờ đều nhận thấy sự bất lợi nếu như một cuộc xung đột xảy ra.

Thứ hai, Trung Quốc không muốn làm mất hình ảnh trên trường quốc

tế. Khi mà sự cạnh tranh về vị thế chính trị trên trường quốc tế không kém phần gây cấn như cuộc chạy đua về kinh tế, một cuộc chiến tranh sẽ làm phương hại đến vị thế của Trung Quốc.

Thứ ba, phía Đài Loan nhận thức được sự “trỗi dậy” và vị thế của

Trung Quốc cho nên không có những hành động làm phương hại đến mối quan hệ này.

Thứ tư, nhân tố quốc tế quan trọng là Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục

duy trì chính sách hai mặt trong vấn đề Đài Loan. Không ủng hộ Đài Loan độc lập nhưng cũng không hô hào cho cuộc đấu tranh thống nhất của Trung Quốc. Mỹ muốn duy trì trang thái hai bờ nhằm dùng “con bài” Đài Loan vào mục đích khống chế sự “trỗi dậy” của Trung Quốc. Chính vì vậy, trong những năm tiếp theo Mỹ sẽ duy trì lập trường này.

Thứ năm, thế giới vẫn luôn ủng hộ cho việc giải quyết các vấn đề xung

vấn đề thống nhất Đài Loan, các nước đều lên tiếng ủng hộ cho Trung Quốc vì điều này có lợi cho thế giới. Vì thế, chủ trương duy trì nguyên trạng của Trung Quốc sẽ được các nước ủng hộ.

Về các lĩnh vực kinh tế - xã hội: hai bờ sẽ tiếp tục duy trì và phát triển

xu thế hợp tác trao đổi hàng hóa. Bằng việc phát triển chính sách của mình đối với Đài Loan, Trung Quốc sẽ đáp ứng với một thái độ sẵn sàng trước những mong muốn và nhu cầu của người dân Đài Loan. Bắc Kinh tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế và trao đổi văn hóa với Đài Loan. Hai bờ sẽ tiếp tục cố gắng đạt được những thỏa thuận về vận tải hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không trực tiếp qua eo biển cũng như các chuyến bay chở hành khách bằng hàng không trực tiếp cần trở thành thường xuyên hơn.

Cơ sở để lý giải điều này đó là:

Thứ nhất, cả Đài Loan và Trung Quốc đều nhận thấy lợi ích từ mối

quan hệ kinh tế này mang lại. Những cơ hội đầu tư, những lợi nhuận thu được từ quan hệ kinh tế sẽ thúc đẩy hai bờ xích lại gần nhau hơn.

Thứ hai, xu thế quốc tế hóa, hợp tác hóa trên thế giới là chất xúc tác

đẩy mạnh sự giao lưu hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển. Sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thế giới đã cuốn hai bờ vào cuộc đua. Căng thẳng chính trị sẽ được gác lại nhường chỗ cho sự giao lưu trao đổi về kinh tế.

Tiểu kết:

Như vậy, diễn biến quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đã có những ảnh hưởng đến sự phát triển của Trung Quốc Đại lục và Đài Loan. Sự tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai bờ đã đem lại những thành quả đáng kể đối với nền kinh tế hai bờ. Tuy nhiên, sự căng thẳng về chính trị và xu hướng chạy đua vũ trang đã đặt hai bờ trước những thách thức lớn.

Có thể nói, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đã vượt ra khỏi phạm vi giữa hai vùng lãnh thổ Trung Quốc và Đài Loan. Mối quan hệ này đã có những tác động sâu sắc đến tình hình phát triển chung của thế giới và khu

vực. Đặc biệt, quan hệ hai bờ eo biển đã ảnh hưởng tới những mối quan hệ lớn trên chính trường quốc tế. Dự đoán, quan hệ này vẫn còn có nhiều chuyển biến lớn.

KẾT LUẬN

Từ năm 1949, sau những cuộc đấu pháo ở Kim Môn, cục diện hai bờ eo biển Đài Loan rơi vào tình thế bị chia cắt. Đến thập niên 80 của thế kỉ XX, cục diên hai bờ có chuyển biến và bước vào giai đoạn đàm phán thống nhất tuy nhiên lại gặp quá nhiều trở ngại. Quan hệ hai bờ chịu sự tác động của tình hình quốc tế nên có lúc xuất hiện sóng gió, có lúc xuất hiện khủng hoảng “hòa bình lạnh”, thậm chí có lúc tưởng như trượt dần theo hướng chiến tranh. Tuy nhiên, chính xu hướng hòa bình hợp tác đã là chất xúc tác thúc đẩy quan hệ hai bờ gần lại với nhau, giúp hai bờ tránh được những xung đột tưởng như gần kề. Hòa bình là cái gốc để hai bờ thực hiện hợp tác và giao lưu, và từ đó sẽ đặt nền móng vững chắc cho quan hệ hai bờ.

Diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã chịu sự tác động sâu sắc của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó mỗi nhân tố đóng một vai trò riêng và tác động ở những mức độ khác nhau. Trong khi sự phát triển của xu thế hợp tác trong cùng tồn tại hoà bình đã tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ hai bờ eo biển xích lại gần nhau thì sự biến đổi phức tạp của tình hình quốc tế, nhất là sự can thiệp của các nước lớn vào vấn đề Đài Loan đã làm cho quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan có những bước thăng trầm và tiến triển chậm lại. Bên cạnh đó, sự phát triển cua Trung Quốc Đại lục và Đài Loan, nhất là lập trường, chính sách của Trung Quốc và Đài Loan là những nhân tố qui định sự vận động và phát triển của mối quan hệ hai bờ trong suốt thập niên đầu thế kỉ XXI.

Trải qua 10 năm đầu thế kỉ XXI, quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã đạt được những tiến triển đáng kể. Bên cạnh quan hệ chính trị - ngoại giao vẫn đang ở thế giằng co thì các lĩnh vực quan hệ khác như quan hệ kinh tế, giao lưu và hợp tác văn hoá giữa hai bờ lại đạt được những bước tiến lớn nhất trong hơn 60 năm qua. Sự tiến triển đó là phù hợp với xu thế phát triển cũng như nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai bờ eo biển Đài Loan, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan trong tương lai.

Qúa trình vận động và phát triển của quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan trong thập niên đầu thế kỉ XXI đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của Trung Quốc, Đài Loan cũng như khu vực và thế giới. Có thể nói, sự ổn định của quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đã góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của các quốc gia trong khu vực, góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự hợp tác khu vực cũng như trên thế giới.

Từ sự vận động của quan hệ giữa Trung Quốc Đại lục và Đài Loan trong thập niên đầu thế kỉ XXI cũng như xu thế phát triển của thế giới trong thời gian tới có thể khẳng định sự ổn định của tình hình eo biển Đài Loan vẫn tiếp tục được duy trì trong một vài thập niên tới. Chính sách của Đại lục và Đài Loan về cơ bản sẽ không có sự thay đổi lớn. Xu hướng tăng cường hợp tác kinh tế, đẩy mạnh giao lưu văn hoá giữa hai bờ sẽ trở thành dòng chính trong quan hệ giưa Trung Quốc Đại lục và Đài Loan trong thập niên tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w