Tác động đối với Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 65)

Thập niên đầu thế kỉ XXI đã chứng kiến nhiều chuyến quan trọng của mối quan hệ hai bờ. Quan hệ này đã trở thành nhân tố quan trọng tác động không nhỏ đến tình hình phát triển của CHND Trung Hoa trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quân sự trong thập niên đầu thế kỉ XXI. Những biến động của tình hình quan hệ hai bờ eo biển có tác động trực tiếp đến tình hình phát triển chung đối với Trung Hoa Đại lục. Đại lục đã rất khôn khéo khi chủ động linh hoạt nhằm giảm quan hệ căng thẳng với Đài Loan thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chính đảng của hòn đảo này và đẩy mạnh các hoạt động giao lưu hợp tác hữu nghị dân gian, tạo cơ hội tăng cường hợp tácgiao lưu giữa hai bờ.

Thứ nhất, quan hệ hai bờ eo biển có nhiều chuyển biến tích cực đã trở

thành thời cơ và điều kiện cho Trung Quốc Đại lục đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhằm thống nhất Đài Loan về với Đại lục. Tuy nhiên tình hình đã có dấu hiệu

khả quan hơn khi những cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa các tổ chức lãnh đạo ở hai bờ lần lượt đã diễn ra. Cùng với đó là xu hướng hợp tác về kinh tế - xã hội giữa hai bờ được tăng cường đã tạo nên xu thế dung hợp tự nhiên giữa hai bờ. Điều này thực sự có lợi cho công cuộc thống nhất Đài Loan của Trung Quốc Đại lục. Cần phải hiểu rằng các khoản đầu tư bên kia eo biển vào Đài Loan không đơn thuần là chuyện kinh doanh. Mục tiêu tối thượng của Bắc Kinh là “bẫy” Đài Bắc bằng đòn kinh tế. Trung quốc có dự trữ ngoại tệ khổng lồ thừa sức ném vào Đài Loan với mục đích nắm giữ các ngành công nghệ chủ chốt cũng như chiếm vai trò kiểm soát trong các công ty xây dựng, truyền thông, viễn thông, tài chính của Đài Loan. Một khi Trung quốc đã nắm được các ngành kinh tế huyết mạch này, Đài Loan sẽ dần phụ thuộc vào Trung quốc. Đây là điều mà Trung quốc Đại lục mong muốn và vì thế giờ Đài Loan mở rộng cánh cửa hợp tác Trung Quốc sẽ ngay lập tức tìm kiếm đựợc “lợi nhuận” kinh tế và chính trị từ vấn đề này.

Thứ hai, việc mở rộng quan hệ với Đài Loan giúp Trung Quốc trong

công cuộc giữ vững “an ninh quốc gia”. Nếu Đài Loan độc lập thì Đài Loan sẽ trở thành lực lượng đối địch với Trung Quốc hoặc là sẽ rơi vào tay các cường quốc, an ninh của Trung quốc về phía Đông – Nam sẽ bị đe dọa. Chính vì vậy tăng cường giao lưu, hợp tác hòa bình thậm chí là đe dọa về quân sự sẽ là những biện pháp giúp Trung Quốc bảo đảm an ninh quốc gia.

Thứ ba, sự chuyển biến mang chiều hướng tích cực trong mối quan hệ

hai bờ Eo biển thực sự có lợi cho nền kinh tế Đại lục. Đài Loan với sự hỗ trợ của cường quốc Mỹ đã dần khẳng định mình về kinh tế, trở thành một trong những “Con rồng Châu Á”. Chính vì vậy mở rộng giao lưu thông thương với Đài Loan Trung Quốc đã có thêm những nhà đầu tư có tiềm lực, hỗ trợ cho Trung Quốc trong vấn đề phát triển kinh tế. Sự khai thông mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ đã mang về cho Trung Quốc Đại lục những hợp đồng đầu tư từ

Đài Loan. Đồng thời kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào Đài Loan đã mang lại nguồn lợi cho kinh tế Đại lục, đặc biệt là về mặt hàng nông sản.

Thứ tư, sự tăng cường hợp tác giữa hai bờ đã gián tiếp thúc đẩy sự phát

triển về lực lượng và vũ khí quân sự của Trung Quốc Đại lục. Cuộc chiến vũ lực là điều không mong muốn, nhưng nếu ở tình thế bắt buộc,Trung quốc sẽ sẵn sàng nổ súng. Chính vì vậy “vũ lực” được Trung quốc xem như một phương án cho cuộc đấu tranh thống nhất Đài Loan. Cuộc chạy đua vũ trang đã thúc đẩy công tác hiện đại hóa vũ khí và phương tiện quân sự của CHND Trung Hoa, đồng thời thúc đẩy Trung Quốc phát triển các lực lượng quân sự về không quân, hải quân, bộ binh… Có thể nói rằng mối quan hệ phần nào tác động đến nền quân sự của CHND Trung Hoa.

Thứ năm, duy trì sự an ninh giữa hai bờ eo biển đồng nghĩa với việc ổn

định tình hình xã hội trong nước Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc sẽ có thêm lòng tin vào chính quyền lãnh đạo về một tình hình chính trị xã hội ổn định giữa hai bờ, và hi vọng về một sự thống nhất Đài Loan trong hòa bình. Cùng với đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc đã giúp Trung Quốc giải tỏa những hoài nghi với Trung Quốc sẽ giảm đi, những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề Đài Loan đưa tới cũng giảm đi.

Tuy nhiên, nói đến sự tác động của mối quan hệ hai bờ đối với CHND Trung Hoa không thể không nhắc đến những thách thức khó khăn mà mối quan hệ này đặt ra cho giới lãnh đạo Đại lục.

Một là, trong vấn đề thống nhất Đài Loan, Trung Quốc Đại lục vẫn

chưa tìm thấy một giải pháp triệt để. Lãnh đạo CHND Trung Hoa phải đấu tranh để chống lại các lực lượng ly khai ở Đài Loan vẫn đang hô hào “Đài Loan độc lập”. Sự chống đối của một số thành phần trong bộ máy lãnh đạo Đài Loan đã phần nào cản trở cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của Trung Quốc Đại lục.

Hai là, sự đối đầu căng thẳng về chính trị ở hai bờ đã đe dọa đến an

ninh xã hội trong nước. Trung Quốc Đại lục vẫn chuẩn bị cho phương án sử dụng vũ lực nếu như vấn đề thống nhất Đài Loan rơi vào bế tắc. Điều này đã đe dọa đến tình hình phát triển ổn định thịnh vượng ở đất nước này.

Ba là, trong vấn đề Đài Loan sự tham gia của các nước lớn như Mỹ và

Nhật đã và đang là sự thách thức lớn đối với mối quan hệ hai bờ. Thế lực quốc tế chống Trung Quốc vẫn ngăn cản giải quyết vấn đề Đài Loan. Sự phức tạp và lắt léo trong những hành động của các nhân tố quốc tế mà đặc biệt là Mỹ đã ảnh hưởng không chỉ tới mối quan hệ hai bờ mà nó còn tác động đến những mối quan hệ lớn của Trung Quốc( Trung – Mỹ, Trung – Nhật, Trung- Nga). Trong khi đó chiến lược lâu dài “dùng Đài Loan kiềm chế Trung Quốc” của Mỹ không dễ dàng bị loại bỏ. Bên cạnh đó, thế lực cánh hữu chống Trung Quốc ở Nhật Bản trước sau vẫn rắp tâm can thiệp trở lại vấn đề Đài Loan.

Bốn là, do tính chất phức tạp và không ổn định của tình hình an ninh

quân sự là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí quốc phòng ở Đại lục. Trung Quốc đã phải tiêu tốn một lượng kinh phí không nhỏ cho lĩnh vực an ninh quân sự. Trong tình hình khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn cầu hiện nay thì đây thực sự là một thách thức đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 65)