Quan hệ trong lĩnh vực chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 41)

2.1.1 Giai đoạn 2000 - 2004

Đây là giai đoạn cục diện chính trị hai bờ ở vào thế giằng co, căng thẳng. Trong thời gian này, lãnh đạo Trung Quốc vẫn không ngừng đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, trong khi đó giới cầm quyền Đài Loan lại đưa ra những động thái và chính sách mới trong quan hệ với Đại lục.

Bước sang thế kỉ XXI, tình hình chính trị Đài Loan có những thay đổi lớn. Kết quả cuộc bầu cử Tống thống ngày 18-3-2000 ở Đài Loan, liên danh ứng cử viên Trần Thủy Biển – Lã Tú Liên của Đảng Dân tiến đã thắng cử. Đây là một sự thay đổi lớn trên chính trường Đài Loan và là sự kiện có ảnh hưởng lớn tới quan hệ hai bờ vốn rất căng thẳng.

Sau khi Quốc Dân Đảng mất quyền lãnh đạo, Đảng Dân Tiến với chủ trương đòi “Đài Loan độc lập” đã lên nắm quyền và đưa ra những chính sách mới trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Ngay sau khi lên làm Tổng thống Đài Loan, Trần Thủy Biển đã đề ra chủ trương “Bốn không, một chưa” và coi đó là nguyên tắc trong quan hệ với Đại lục. Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, ông tuyên bố: “…Nhân dân hai bờ eo biển vốn cùng chung huyết

thống, văn hóa và bối cảnh lịch sử. Chúng ta tin tưởng rằng người lãnh đạo hai bên sẽ có đủ trí tuệ và sáng kiến, tôn trọng đối với Đảng dân chủ, trên cơ sở đã có thực tâm tạo ra điều kiện hợp tác, cùng nhau giải quyết vấn đề “một Trung Quốc” trong tương lai…chỉ cần Trung Cộng không có ý định sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, tôi xin cam đoan trong nhiệm kỳ của mình sẽ không tuyên bố độc lập, không thay đổi quốc hiệu, không đưa thuyết hai nhà nước vào hiến pháp, không tiên hành trưng cầu dân ý về vấn đề thống nhất hay độc

lập, cũng không có vấn đề xóa bỏ cương lĩnh thống nhất đất nước và Hội thống nhất đất nước”[39;3].

Trước tình hình đó, Trung Quốc đã tỏ thái độ dè dặt và thận trọng trong việc xử lý quan hệ hai bờ. Các nhà lãnh đạo và chính giới Trung Quốc đều cho rằng đối với Trần Thủy Biển thì phải “nghe những gì ông ta nói và nhìn

những gì ông ta làm”[39;3]. Tuy nhiên, trong việc giải quyết mối quan hệ hai

bờ Trung Quốc Đại lục đã thể hiện rõ thiện chí đối với Đài Loan. Đại lục hy vọng rằng Trần Thủy Biển có thể tuân thủ một số “cam kết” về việc làm dịu mối quan hệ hai bờ, chấp nhận nguyên tắc của “nhận thức chung năm 1992” và “Một nước Trung Quốc”.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, Trần Thủy Biển đã thay đổi hẳn thái độ, tuyên bố phủ định nguyên tắc “một nước Trung Quốc”, đồng thời dùng mọi thủ đoạn về nội chính và ngoại giao nhằm đưa Đài Loan đi theo con đường độc lập. Trên trường quốc tế, Đài Loan tích cực nhấn mạnh sự thực về thực thể chính trị đối lập trong mối quan hệ hai bờ và đồng thời tích cực tham gia các hoạt động và hoàn thành các nghĩa vụ quốc tế để làm cho thế giới công nhận thực tế chính phủ Đài Loan đang tồn tại, chứ không phải là một địa phương dưới chính quyền của Trung quốc Đại lục. Trong mối quan hệ với Trung Quốc Đại lục, Đài Loan không can thiệp vào việc các nước có mối quan hệ với Trung Hoa Đại lục và mong muốn Trung Hoa Đại lục cũng sẽ chấp nhận lập trường đó của Đài Loan.

Ngày 20-5-2000, Văn phòng Công tác Đài Loan tại Trung Quốc đã ra tuyên bố phê phán “người lãnh đạo mới của chính quyền Đài Loan “ tuy cam kết “5 không” nhưng lại có thái độ né tránh và không rõ ràng trong vấn đề then chốt là thừa nhận “Một Trung Quốc”. Bản tuyên bố kết luận: “Người

lãnh đạo mới nên thức thời thuận theo trào lưu lịch sử, từ bỏ chủ nghĩa chia cắt, đi con đường tươi sáng hòa bình thống nhất. Nếu thực sự mưu cầu quan hệ hai bờ hòa bình ổn định cải thiện và phát triển, ngoài con đường đó không

có con đường thứ hai, ý đồ chia cắt tổ quốc và con đường “Đài Loan độc lập” dưới bất cứ hình thức nào đều là ngõ cụt, toàn thể nhân dân Trung Quốc bao gồm đồng bào Đài loan đều không cho phép” [39;1]. Tiếp đó,

tháng 8 năm 2000 trước việc Xê-nê-gan và một số nước gửi thư cho Tổng thư kí Liên Hợp Quốc đề nghị khóa họp lần thứ 55 Đại hội đồng LHQ xem xét khả năng vùng lãnh thổ Đài Loan tham gia vào tổ chức này, Trung Quốc đã kịch liệt phản đối mọi âm mưu nhằm kết nạp Đài Loan thành viên Liên Hợp Quốc. Trung Quốc khẳng định việc để Đài Loan tham gia vào LHQ tức là các nước này đã công nhận “Hai Trung Quốc”, hoặc “Một Trung Quốc một Đài Loan.”

Trong 3 năm đầu cầm quyền, Trần Thủy Biển đã không ngừng thay đổi các chiêu bài và thủ đoạn đòi “Đài Loan độc lập”, thậm chí còn tuyên bố sẽ “thực hiện khủng bố”, tấn công Đại Lục và phá hoại Thế vận hội Olympic năm 2008… Phản ứng trước những hành vi chia rẽ nghiêm trọng của các nhà cầm quyền Đài Loan, Văn phòng vấn đề Đài Loan của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc ra tuyên bố về quan hệ hai bờ eo biển cho rằng những hành vi của Trần Thủy Biển là: “Tự nuốt lời, không có thiện chí”.

Ngày 19-10-2000, mối quan hệ băng giá giữa Đài Loan và Trung Quốc đã có những dấu hiệu tan băng hiếm hoi khi Tổng Thống Đài Loan hoan nghênh một đề nghị mới của Trung quốc về về việc đàm phán nhằm nối lại các tuyến đường hàng không và hàng hải trực tiếp giữa hai bờ. Cử chỉ thiện chí này đã được cả hai bên thể hiện đã làm bất ngờ nhiều nhà quan sát Trung Quốc vốn cho rằng bất kì sự tiến triển nào trong tương lai gần nhằm làm dịu tình trạng thù địch ngang eo biển Đài Loan suốt 5 thập kỉ qua đều là không thể xảy ra.

Ngày 25-11-2000, Phó Thủ tướng Trung Quốc Tiền kì Tham đã nhấn mạnh trong cuộc gặp Phó Chủ tịch Quốc Dân Đảng (KMT) Ngô Bá Hùng:

Bắc Kinh sẽ có thái độ linh hoạt hơn trong việc giải quyết trở ngại chính trên con đường thiết lập mối quan hệ tốt đẹp hơn với Đài Loan. Như vậy, Trung Quốc lại một lần nữa khẳng định lập trường về nguyên tắc không thay đổi của mình “Một Trung Quốc”. Đồng thời, kêu gọi Đài Loan chấp nhận nguyên tắc này và chấm dứt các hành động nhằm mục đích chia cắt đất nước.

Bên cạnh sự đối đầu về chính trị, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đã có dấu hiệu được cải thiện hơn. Năm 2003, nhân dịp tết cổ truyền của Trung Quốc và Đài Loan, ngành hàng không hai bên đã quyết định mở đường bay trực tiếp Đài Bắc –Thượng Hải nhằm tạo điều kiện cho thương nhân, nhân viên, công dân Đài Loan làm việc ở Đại lục về quê ăn tết và người Đài Loan vào Đại lục để chúc tết người thân và tảo mộ.

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004, quan hệ hai bờ vẫn còn những tồn tại và khác biệt về quan điểm và lập trường giải quyết vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên, quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã có những chuyển biến đáng kể. Hai bên đã có những cuộc tiếp xúc, trao đổi nhằm tháo gỡ những vướng mắc và bước đầu đạt được những nhận thức chung về việc giảm căng thẳng giữa hai bờ.

Tuy vậy, những đàm phán và trao đổi mới chỉ dừng lại giữa các tổ chức phi chính phủ mà vẫn chưa được tiến hành thông qua các quan chức chính phủ hai bên nên hiệu lực cam kết chưa có cơ sở pháp lý đảm bảo. Chiến thuật ngoại giao của Bắc kinh là hết sức linh hoạt để tìm cách lôi kéo Đài Loan, tránh đối đầu từ đó tạo điều kiện cho Trung Quốc Đại lục ổn định quan hệ với Mỹ ,dùng quan hệ Trung - Mỹ để ổn định quan hệ với Đài Loan. Bên cạnh đó, Trung quốc đã lợi dụng những mối quan hệ trong khu vực để gạt Đài Loan ra ngoài, thực hiện chính sách phong tỏa những mối quan hệ xung quanh Đài Loan, như thỏa thuận cùng ASEAN thành lập khu mậu dịch tự do (AFTA) gạt Đài Loan ra khỏi hợp tác khu vực. Còn phía Đài Loan vẫn tiếp tục những

chính sách nhằm tìm kiếm vị thế trên trường quốc tế và thúc đẩy Đài Loan đi theo con đường độc lập.

2.1.2 Giai đoạn 2004 - 2008

Sau cuộc bầu cử Tổng Thống Đài Loan vào ngày 20-3-2004, chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan có sự thay đổi tương đối. Công tác với Đài Loan cũng mang tính chủ động hơn, trong đó tập trung dựa vào pháp luật và tranh thủ nhân tố quốc tế để ngăn chặn Đài Loan độc lập. Ngoài ra, Trung Quốc kết hợp đồng thời cả hai sách lược rắn và mềm, ngày càng chú trọng và ưu tiên việc duy trì hiện trạng quan hệ hai bờ. Trong vấn đề giao lưu kinh tế mậu dịch giữa hai bờ cũng thể hiện xu thế mở cửa tạo tiền đề cho phát triển mối quan hệ hai bờ trong năm 2005.

Tình hình quan hệ hai bờ trong năm 2005 có những đặc điểm chính: Giao lưu chính đảng mở đột phá mang tính lịch sử. Từ tháng 4-2005, Liên Chiến - Chủ tịch Quốc Dân Đảng, Tống Sở Du – Chủ tịch đảng Thân dân và Dự Mộ Minh – Chủ tịch Tân đảng lần lượt dẫn đầu các đoàn đại biểu đến thăm Trung Quốc Đại lục. Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm giữa lãnh tụ hai đảng đầu tiên sau 60 năm chia cắt hai bờ eo biển, đặt cơ sở cho quá trình giao lưu chính trị hai bờ. Trong thông cáo báo chí sau các cuộc hội đàm giữa Hồ Cẩm Đào với Liên Chiến – Tống Sở Du, hai bên đã xác định, dưới tiền đề lớn ‘Một nước Trung Quốc”, hai bên đã xác lập quan hệ cho nhận thức chung năm 1992 và phản đối “Đài Loan độc lập”. Đây là thành quả trong giao lưu chính đảng giữa hai bờ.

Trong năm 2005, các nhân tố hòa hoãn trong quan hệ hai bờ có xu hướng tăng lên, có lợi cho việc kiềm chế nhân tố ly khai độc lập. Tuy nhiên, cội nguồn đưa đến căng thẳng trong quan hệ hai bờ là chưa thể loại bỏ, các hoạt động độc lập ly khai ở Đài Loan vẫn là mối đe dọa lớn đối với hòa bình, ổn định trong quan hệ hai bờ, thậm chí là của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung Quốc trong

công tác Đài Loan vẫn là ngăn chặn chống lại và kiềm chế “Đài Loan độc lập”.

Năm 2006, Trần Thủy Biển rơi vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng nhất kể từ khi nắm quyền. Tuy nhiên không vì thế mà Trần Thủy Biển từ bỏ việc theo đuổi “Đài Loan độc lập”, ngược lại thái độ và hành động còn thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn về ý đồ của mình. Từ sự kiện xóa bỏ “Ủy ban thống nhất” và “Cương lĩnh thống nhất” đầu năm 2006, đến việc nhiều lần kêu gọi sửa đổi hiến pháp, chế định hiến pháp, đều thể hiện rõ Trần Thủy Biển gắn chặt với thế lực cực đoan “Đài Loan độc lập” để giữ lấy quyền lực của mình.

Tuy nhiên, năm 2006 quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Ngày 22-3-2006, Viện hành chính Đài Loan chính thức tuyên bố về “Cơ chế đồng bộ về kinh tế mậu dịch hai bờ”, tích cực quản lý mở cửa có hiệu quả. Tiếp đó, tại Bắc Kinh đã diễn ra Hội nghị Diễn đàn mậu dịch kinh tế giữa các đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng. Những sự kiện này đã thúc đẩy sự hợp tác thông thương giữa hai bờ.

Bước sang năm 2007, Trần Thủy Biển đã sửa đổi về mặt pháp lý đối với hiện trạng chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc, nói cách khác là “thuyết Trung Hoa Dân Quốc độc lập”, tức “hai Trung Quốc” sẽ thực hiện trước. Cách làm tiến tới “Đài Loan độc lập” về pháp lý của Trần Thủy Biển không chỉ đi ngược với thể chế “hiến pháp” hiện hành của Đài Loan, đi ngược lại ý chí và nguyện vọng của người dân Đài Loan và người dân Đại lục, mà còn đi ngược lại xu hướng chung của thế giới và dư luận quốc tế. Điều này đã thực sự đã đụng chạm đến “vạch đỏ” do Bắc Kinh đặt ra trong mối quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan.

Như vậy, chính trường ở hai bờ eo biển giai đoạn này càng về sau càng chứng kiến sự hô hào “Đài Loan độc lập” của Trần Thủy Biển nhưng lại

chứng kiến sự điềm tĩnh của Chính phủ Trung quốc Đại lục, còn với các nước can thiệp mà đặc biệt là Mỹ thì mong muốn duy trì hiện trạng quan hệ hai bờ: không thống nhất và cũng không độc lập. Vậy nhưng quyết định cuối của vấn đề này vẫn thuộc về 1,4 tỉ người Trung Quốc, trong đó bao gồm cả người dân Đài Loan, chứ không phải một nhóm phần tử ly khai Đài Loan hay thế lực bên ngoài quyết định.

2.1.3. Giai đoạn 2008 - 2010

Ngày 20-5-2008, Mã Anh Cửu - ứng cử viên của Quốc Dân Đảng, chính thức nhậm chức Tổng thống Đài Loan. Mã Anh Cửu đã dùng những cam kết chính trị như thúc đẩy kinh tế, chấn hưng Đài Loan, thúc đẩy quan hệ hai bờ. Trong phản ứng đầu tiên, Tony Wang, người phát ngôn của ông Mã Anh Cửu nói: “Một thỏa thuận hòa bình sẽ tốt cho cả hai bên, nhưng chúng

tôi muốn tìm kiếm các thỏa thuận về kinh tế trước, rồi mới tới về chính trị”[53;1]. Tuyên bố đầu tiên đã thể hiện lập trường của Tổng thống Mã Anh

Cửu đó là tăng cường thúc đẩy quan hệ hai bờ theo hướng kinh tế trước, chính trị sau. Từ đây, quan hệ hai bờ eo biển bước sang một giai đoạn mới.

Ngày 11-6-2008, một đoàn đại biểu của Đài Loan đã lên đường sang Bắc Kinh tham dự cuộc họp chính thức đầu tiên giữa hai bờ eo biển Đài Loan kể từ năm 1999. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch đầy tham vọng của Tổng thống Mã Anh Cửu nhằm làm dịu căng thẳng giữa hai bờ eo biển này. Tiếp đó, ngày 3-11-2008, đoàn đại biểu Hiệp thương do chủ tịch ARATS Trần Vân Lâm đẫn đầu đã khởi hành từ Bắc Kinh, vượt qua eo biển bay tới Đài Bắc. Đây là lần đầu tiên quan chức cấp cao nhất của một đoàn thể được trao quyền của Đại Lục tới thăm Đài Loan, cũng là lần đầu tiên Đại lục cử một đoàn đại biểu với quy mô lớn như vậy sang thăm Đài Loan để tiến hành hiệp thương và triển khai đối thoại. Đây chính là cuộc hội ngộ đã bị lỡ từ 10 năm trước. Trong cuộc hội ngộ này đã có 4 thỏa thuận được kí kết tại Đài Bắc, cho phép hai bên tiến hành các chuyến bay thẳng hàng ngày, chuyên chở

hàng trực tiếp bằng tàu biển và trao đổi thư tín trực tiếp. Những thỏa thuận trên không chỉ đánh dấu mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai bên mà còn mở đường cho mối quan hệ thân thiết giữa hai bờ trong tương lai.

Ngày 23-12-1008, cặp Gấu trúc Đại lục tặng Đài Loan mang tên “Đoàn Đoàn” và “Viên Viên” đã đến vườn động vật Đài Bắc một cách thuận lợi. Điều này đã tượng trưng cho mối quan hệ hai bờ đang bước tiến sang con đường đúng đắn, giao lưu và hợp tác và nhân dân hai bờ có thể cùng “ Đoàn viên”. Tiếp đó, sau 30 năm nỗ lực, ngày 25-12-2008 “tam thông” giữa hai bờ đã được thực hiện.

Tiếp bước những nỗ lực nhằm phát triển kinh tế hai bờ, ngày 26-4-2009

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa trung quốc đại lục và đài loan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w