Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và nhân sự

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 89 - 93)

Qua phân tích cho thấy nguyên nhân dẫn đến chất lượng cho vay yếu kém của Vietcombank Huế hiện nay đa phần là do nguyên nhân chủ quan: Phân công công việc không phù hợp; đầu tư tập trung, không phân tán được rủi ro; quản lý giải ngân yếu kém; không tuân thủ quy trình nghiệp vụ…

Nguyên nhân này xuất phát từ sai lầm về nhận thức và hành động của các cấp phê duyệt tín dụng và đội ngũ CBTD tác nghiệp trực tiếp. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, theo quan điểm của tác giả, nhóm giải pháp về nhân sự và cơ cấu tổ chức là nhóm giải pháp phải ưu tiên đặt lên hàng đầu tại Vietcombank Huế, nếu muốn cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.

5.2.1.1. Nâng cao năng lực, nhận thức và chuyên môn hoá đối với các cán bộ tham gia quy trình tín dụng

78

quyết định là chất lượng của các cán bộ tham gia quy trình tín dụng với tư cách chủ thể cho vay trong quan hệ tín dụng. Giải pháp này cần thực hiện ngay, với thời gian tối đa triển khai là 3-6 tháng.

- Đối với các cấp phê duyệt tín dụng:

Phải lấy chất lượng cho vay làm nền tảng để ra quyết định cấp các khoản vay, đảm bảo mọi khoản vay phải được sự đồng thuận và đề xuất từ dưới lên trên, tuyệt đối không được can thiệp vào quá trình thẩm định và đề xuất cấp các khoản vay của CBTD.

Phải nắm chắc kiến thức pháp luật cả về kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng; phải hiểu thấu đáo các quy định, thể chế để vận dụng một cách linh hoạt, an toàn. Phải có kiến thức về khoa học tâm lý, trình độ ngoại ngữ và tin học. Từ đó, vừa biết quản lý, giám sát và điều chỉnh hoạt động của cấp dưới theo đúng chính sách tín dụng đã đề ra; vừa động viên, khen thưởng hoặc phê bình, kỷ luật kịp thời.

- Đối với cán bộ hoạch định chính sách tín dụng:

Phải là người có lý luận nghiệp vụ về lĩnh vực ngân hàng vững vàng, kiến thức về kinh tế tổng hợp, phương pháp nghiên cứu khoa học, aậm hiểu thị trường, giàu kinh nghiệm thực tế, khả năng tổng hợp tốt. Có như vy mới đủ khả năng xem xét nhu cầu vay vốn một cách tổng quát và chính xậác, từ đó hoạch định chính sách và phương pháp giải quyết phù hợp.

Phải có kiến thức pháp luật: hoạt động kinh doanh tín dụng rất phong phú, đa dạng, có liên quan đến hầu hết các ngành, các thành phần kinh tế. Do vậy cũng liên quan đến hầu hết các ngành luật của hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế. Để tránh mâu thuẫn chồng chéo đảm bảo vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, các nhà hoạch định phải am hiểu pháp luật một cách sâu sắc. Để làm được điều này, ngân hàng thường xuyên có những cuộc hội đàm, hội thảo về những lĩnh vực pháp luật có liên quan; cử các cán bộ đi học hoặc mời các chuyên gia về pháp luật giảng tại đơn vị.

79

Phải có kiến thức dự báo, kiến thức ngoại ngữ, tin học. Đây là cơ sở, phương tiện tiếp cận với cái mới, lường trước những biến động trong tương lai. Đặc biệt phải có kiến thức về Marketing ngân hàng, đây là lĩnh vực mới áp dụng nhưng phát triển rất nhanh chóng, có được kiến thức marketing, kỹ năng mềm, người hoạch định vừa có trình độ lý luận, vừa có khả năng thiết lập kênh phân phối, dự báo và ra quyết định. Trên cơ sở đó khai thác triệt để khách hàng hiện có và có chiến lược khai thác khách hàng tiềm năng. Ngân hàng nên thiết lập mối quan hệ với các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng để tiếp cận với cái mới từng bước trang bị kiến thức cho cán bộ của Ngân hàng.

- Đối với đội ngũ CBTD tác nghiệp trực tiếp:

Ngoài tiêu chuẩn chung, đòi hỏi phải là những người trung thực, khách quan, thẳng thắn, kiên định rõ ràng, dám bảo vệ cái đúng, đấu tranh với những cái sai, có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng.

Ngoài trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, cán bộ trực tiếp tác nghiệp phải sâu sát thực tế, hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, nắm vững pháp luật và những vấn đề có liên quan. Để phát hiện những sai phạm trong sử dụng vốn vay của khách hàng, CBTD cần có năng lực nghề nghiệp trong công tác thẩm định, giám sát và biết dùng thủ pháp nghệ thuật khi cần thiết; cần có tâm lý và thái độ đúng mực khi giao tiếp với khách hàng.

Vietcombank Huế cần tổ chức ngay việc kiểm tra thi nghiệp vụ tín dụng định, đánh giá về các kiến thức và kỹ năng sau: nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về pháp luật, tâm lý, tin học, ngoại ngữ và tư duy logic, khả năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập, chịu được cường độ công việc và áp lực lớn. Trên cơ sở đó, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tham gia quy trình tín dụng phù hợp, kiên quyết loại trừ hoặc chuyển công tác khác đối với các cán bộ không đạt yêu cầu ở mọi cấp.

5.2.1.2. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức

Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay quá xấu hiện nay tại Vietcombank Huế phải có giải pháp để xử lý hữu hiệu, triệt để, càng sớm càng tốt, vì:

80

- Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đến đánh giá xếp loại chi nhánh trong hệ thống Vietcombank, có nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của CBNV của toàn chi nhánh, kể cả những CBNV không trực tiếp tham gia quy trình hoạt động cho vay. Hậu quả xấu là tạo nên tâm lý bất mãn trong CBNV và tình trạng CBNV có năng lực, kinh nghiệm xin chuyển công tác tiếp tục diễn ra…

- Nếu chất lượng hoạt động cho vay của Vietcombank Huế không được cải thiện, chắc chắn các chỉ tiêu, hạn mức cấp tín dụng của Vietcombank giao sẽ bị hạn chế, thậm chí không giao hạn mức cấp tín dụng, chỉ tập trung thu nợ. Trong trường hợp này, Vietcombank Huế sẽ mất khách hàng cũ, không phát triển được khách hàng mới, mất khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác, giảm sút thị phần và uy tín nghiêm trọng.

- Ảnh hưởng xấu đến thương hiệu Vietcombank tại địa bàn;

- Miễn nhiệm các cán bộ tham gia phê duyệt cấp tín dụng tại chi nhánh, điều động các cán bộ khác trong hệ thống Vietcombank về nhận nhiệm vụ hoặc công khai tuyển dụng những cán bộ có đủ năng lực, kinh nghiệm và đạo đức để điều hành và phát triển hoạt động cho vay tại Vietcombank Huế.

- Các CBNV khác tham gia quy trình tín dụng phải được rà soát lại, cả về năng lực, kỹ năng, đạo đức, chất lượng các khoản vay được phân công phụ trách…Tổ chức thi kiểm tra toàn diện, công khai, minh bạch để vừa có cơ cở chọn lọc lại, cương quyết chuyển công tác khác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với các cán bộ cũ không đạt yêu cầu, vừa tuyển dụng được các cán bộ mới đủ khả năng đáp ứng tốt nhu cầu công việc.

5.2.1.3. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho cán bộ tín dụng

Như đã phân tích ở phần trên, công việc của các cán bộ tham gia quy trình tín dụng rất phức tạp, ngoài yêu cầu có kiến thức sâu rộng còn phải có cơ sở thu thập thông tin cần thiết liên quan. Vì vậy, Vietcombank Huế cần quan tâm cung cấp đầy đủ những trang thiết bị, điều kiện làm việc cho các cán bộ này như: mạng

81

internet, các tạp chí chuyên ngành, báo chí, quyền khai thác thông tin trong mạng CIC…và các công cụ hỗ trợ khác như máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm…Hiện nay, các điều kiện này hoặc chưa đầy đủ hoặc chỉ trang bị cho trưởng, phó phòng.

Ngoài ra, Vietcombank Huế/Vietcombank phải có chế độ đãi ngộ về lương, thưởng, phụ cấp, công tác phí…xứng đáng để khuyến khích lòng nhiệt tình, sự tận tâm và trung thực của cán bộ trong công việc. Hiện nay, khâu đánh giá cán bộ còn thiên về định tính, bình quân chủ nghĩa, dẫn đến thái độ thờ ơ, đôi lúc vô cảm của một số CBTD trong công việc và giao dịch với khách hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)